Năm 1996, ông Putin có bước tiến quan trọng trong sự nghiệp khi Ngài Tổng thống và cả gia đình chuyển lên Mátxcơva, sau đó ông Putin nhanh chóng trở thành nhà lãnh đạo của FSB- tiền thân là KGB.
Ông Putin đã làm nhiều công việc khi đang ở Mátxcơva trong khoảng 1996-1999, và thậm chí đã trở thành nhà lãnh đạo của FSB. Tháng 6/1998, Tổng thống Nga lúc đó là ông Yeltsin đã chỉ định ông Putin là nhà lãnh đạo của FSB- tiền thân là KGB. Đây là vị trí chỉ dành cho những người thân cận của tổng thống.
Thật thú vị khi ông Putin không thích Mátxcơva do thành phố này mang nhiều nét giống các thành phố Châu Âu.
Ông Putin đã phát biểu rằng “Tôi không nói là tôi không thích Mátxcơva, chỉ là tôi thích thành phố St.Petersburg hơn. Mátxcơva rõ ràng là một thành phố mang phong cách Châu Âu”.
Song song với sự thăng tiến về chính trị, ông Putin vẫn có thời gian để bảo vệ luận án kinh tế của mình.
Theo Điện Kremlin, mặc dù bận rộn nhưng năm 1997 thì ông Putin vẫn bảo vệ luận án giáo sư kinh tế tại Viện St. Petersburg State Mining Institute. Tuy nhiên, sự hiểu biết về kinh tế của ông Putin đang bị nghi vấn. Theo cựu nhân viên của Điện Kremlin, ông Sergei Pugachev, thì ông Putin không hiểu rõ về kinh tế và Ngài Tổng thống không thích chuyên ngành nghiên cứu này. Ông cho biết bản luận án của ông Putin khá buồn chán và khô khan.
Tháng 8/1999, Tổng thống thời đó là Boris Yeltsin đã chỉ định ông Putin làm Thủ tướng.
Trong vòng 1 tháng sau, độ nổi tiếng của ông Putin đã ở mức 2%. Ông Putin là vị thủ tướng thứ 5 trong vòng 2 năm và không một chuyên gia nào tin rằng ông Yeltsin sẽ đưa Putin lên kế nhiệm. Thực tế, các chuyên gia thời đó dự đoán ông Yevgeny Primakov sẽ là vị tổng thống tiếp theo do ông này có thành tích sự nghiệp tốt hơn và có mối quan hệ rộng lớn trên chính trường thế giới.
Trong dịp năm mới của năm 1999, ông Yeltsin từ chức tổng thống và bất ngờ chỉ định ông Putin là người kế nhiệm tạm giữ quyền tổng thống cho đến khi bầu cử.
Nhiều chuyên gia cho rằng động thái của ông Yeltsin là để bảo vệ chính mình khi cuộc chiến tại Chechnya đã sa lầy và uy tín của ông bắt đầu sụt giảm. Điều thú vị là động thái đầu tiên của Tổng thống Putin, khi ông này tuyên bố miễn mọi cuộc điều tra hình sự, dân sự, tài chính bao gồm các giấy tờ và tài sản của ông Yeltsin.
Trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị tổng thống, ông Putin đã cam kết tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, quyền tài sản cá nhân…
“Tôi muốn cảnh báo rằng tất cả những nỗ lực nhằm vượt qua Pháp luật và Hiến pháp Nga sẽ bị dập tắt ngay lập tức. Tự do ngôn luận, Tự do tín ngưỡng. Quyền tự do truyền thông. Quyền sở hữu tài sản. Những quyền cơ bản của xã hội này sẽ an toàn dưới sự bảo vệ của nhà nước”.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Putin chủ yếu tập trung vào các vấn đề trong nước.
Ngài Tổng thống có 2 mục tiêu chính trong chương trình nghị sự: cuộc chiến tại Chechnya và cuộc chiến với các trùm chính trị thời Yeltsin. Ông Putin lên cầm quyền trong thời gian Nga gặp nhiều khó khăn. Đất nước này đang xung đột quân sự với Chechnya, một khu vực được coi là lãnh thổ của Nga. Bên cạnh đó, các trùm chính trị thời hậu Yeltsin đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng của mình.
Ông Putin nhận ra rằng những trùm chính trị thời Yeltsin này có thể ảnh hưởng đến quyền lực của mình, vì vậy Ngài Tổng tống đã đàm phán với họ.
Tháng 7/2000, ông Putin đã cam kết với các trùm chính trị rằng ông sẽ không can thiệp vào việc kinh doanh hay quốc hữu hóa các công ty khai thác tài nguyên thiên nhiên nếu như họ không tham gia chính trị hay đối lập với Ngài Tổng thống.
Sau đó, ông Putin tạo nên danh tiếng của bản thân như là một “người thích hành động hơn lời nói” khi thực hiện cuộc chiến Chechnya lần thứ 2.
Năm 2002, cuộc bắt cóc con tin tại nhà hát Mátxcơva với 40 lính Chechnya và dẫn đầu bởi lãnh đạo ly khai Movsar Barayev đã khiến 129 trong tổng số 912 con tin thiệt mạng. Đây là một thời điểm quan trọng của Putin khi nhiều chuyên gia dự đoán ông sẽ nhượng bộ trong các chính sách của mình. Tuy nhiên, Ngài Tổng thống đã thực hiện chính sách cứng rắn trong vụ bắt cóc và từ chối thương lượng với những kẻ bắt cóc. Uy tín của ông Putin đã tăng lên 83% sau vụ việc trên.
Năm 2004, ông Putin tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 2.
Ngài Tổng thống tiếp tục tập trung vào các vấn đề trong nước, nhưng lại bị chỉ trích vì những chính sách đàn áp giới truyền thông. Nhà báo Anna Politkovskaya đã bị sát hại tại căn hộ của mình sau bài báo của cô về tình hình tham nhũng trong quân đội với quan điểm của phía Chechnya. Rất nhiều truyền thông Phương Tây đã chỉ trích ông Putin do đã không bảo vệ được giới truyền thông. Những kẻ bị buộc tội giết người đã thừa nhận rằng Akhmed Zakayev và Boris Berezovksy, những trùm chính trị thời Yeltsin, có thể là chủ mưu trong vụ án này.
Tuy nhiên, ông Putin vẫn được lòng dân chúng.
Trong nhiệm kỳ 2 của ông Putin, kinh tế Nga tăng trưởng thần kỳ. Trong nhiệm kỳ 2 củ ông Putin, GDP của Nga đã tăng 70% và lĩnh vực đầu tư tăng 125%. GDP của Nga năm 2007 đạt mức tương đương năm 1990, nghĩa là nước này đã khắc phục được hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 90. Tuy nhiên, thời kỳ đó ông Putin đã gặp may mắn khi kinh tế nước Nga được thúc đẩy bởi dầu mỏ.
Năm 2008, ông Dmitry Medvedev được bầu làm tổng thống và ông Putin được chỉ định làm thủ tướng.
Sau đó Nga bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Khi cuộc khủng hoảng diễn ra, tình hình có vẻ xấu đi. Nền kinh tế Nga đã đặc biệt khó khăn do nước này phụ thuộc nhiều vào đầu tư từ Phương Tây. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng chính trị cho thấy sự phụ thuộc của Nga vào ngành dầu khí cũng như sự liên kết của ngành này với chính trị.
Trong cùng năm đó, Nga vướng vào cuộc xung đột trong 5 ngày với Georgian về Nam Ossetia và Abkhazia.
Những vùng này đã cố gắng giành độc lập và tách khỏi Georgia từ những năm 1990. Nga đã công nhận nền độc lập của các quốc gia này trong sự lên án mạnh mẽ của Phương Tây. Sau cuộc xung đột năm 2008, Nga chính thức công nhận nhà nước Nam Ossetia và Abkhazia. Những đồng minh của Nga là Venezuela và Nicaragua cùng một số quốc gia nhỏ khác cũng đồng ý với quan điểm của Nga. Cộng đồng quốc tế hiện nay coi Nam Ossetia vẫn thuộc Georgia và Abkhazia là vùng đệm giữa Nga và Georgia.
Năm 2012, ông Putin tái cử tổng thống nhiệm kỳ 3 với tỷ lệ 63,6%.
Đã có một vài tranh luận xung quanh vấn đề này khi có những nghi vấn xung quanh việc tái cử lần 3 của ông Putin. Một số chuyên gia chính trị cho rằng đã có gian lận trong bầu cử.
Sau đó 2 năm, tháng 3/2014, ông Putin sát nhập bán đảo Crimea và đây là động thái địa chính trị gây tranh cãi nhất năm 2014.
Tổng thống bị lật đổ của Ucraina đã đề nghị ông Putin sử dụng quân sự nhằm khôi phục luật pháp và trật tự tại đây. Nghị viện Nga đã cho phép tổng thống sử dụng quân đội trong biến động chính trị tại Ucraina, nước vốn là đồng minh với Nga, khi một chính phủ thân Phương Tây lên nắm quyền tại đây. Điều này khiến Ucraina có thể sẽ lâm vào cuộc chiến tranh với Nga. Ngày 2/3/2014, Nga kiểm soát Crimea và ngày 16/3/2014, người dân tại đây bỏ phiếu nhằm tách khỏi Ucraina và sát nhập vào Nga.
Hiện tại, Nga bắt đầu gia tăng quan hệ với Trung Quốc do nước này cần đối tác kinh tế trong tình hình bị trừng phạt bởi Phương Tây.
Nga đã cam kết xây dựng đường ống dẫn khí 70 tỷ USD với Trung Quốc. Hai nước cũng đồng ý xây dựng tuyến đường săt nối liền thủ đô 2 nước. Do vấn đề tại Ucraina nên Nga đang phải phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư.
Không ai dám chắc về những động thái tiếp theo của ông Putin, nhưng khi ông Putin xem xét tiếp tục nhiệm kỳ 4 thì cả thế giới phải chú ý đến Ngài Tổng thống Nga đến tận năm 2024.
Khi ông còn làm việc tại St.Petersburg, mọi người gọi ông Puti là “Ông chủ”. Ngày nay, mọi người gọi ông là ‘Sa hoàng” còn tạp chí Forbes gọi ông là “Người đàn ông quyền lực nhất hành tinh” năm 2014. Không ai biết mọi người rồi sẽ gọi ông là gì trong tương lai.
Xem thêm:Vladimir Putin: Từ “Kẻ vô danh” đến “Người quyền lực nhất thế giới” (P1)