Vì sao Nguyễn Hà Đông trầm lắng trong cuộc gặp của CEO Google tại Việt Nam?

Không muốn tiếp xúc, từ chối các câu hỏi của những người không quen và lặng lẽ quan sát Sundar Pichai trò chuyện, Hà Đông tỏ ra trầm lắng trong sự kiện đình đám cuối năm của giới công nghệ và Startup Việt Nam.

Nhưng điều này hẳn cũng có nhiều lý do, khi anh đã từng gỡ bỏ game thành công nhất của mình khỏi các kho ứng dụng sau rất nhiều phản ứng của người dùng Việt.

Trí tuệ Việt thiếu sự ủng hộ từ người dùng

Trong một vài năm vừa qua, hầu hết hoạt động công nghệ trong nước không có nhiều nổi trội, ngoài việc Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông bất ngờ nổi lên như một hiện tượng toàn cầu trong năm 2013 và đầu năm 2014.

Nguyễn Hà Đông tại sự kiện gặp gỡ CEO của Google Sundar Pichai - ảnh: Thành Lương

Thế nhưng, một hiện tượng trí tuệ thành công vượt trội so với những ứng dụng khác toàn cầu này, lại bị nhanh chóng gỡ bỏ khỏi các kho ứng dụng vào tháng 2/2014, để lại nhiều tiếc nuối ngơ ngẩn trong lòng những người trong giới công nghệ.

Lý do không được nhắc tới nhiều, ngoài việc Hà Đông bày tỏ mình mong muốn được bình yên, tập trung vào làm game. Nhưng có lẽ, cũng có thể hiểu áp lực từ công chúng, từ truyền thông lên “cha đẻ” của Flappy Bird vì sự thành công quá hiếm hoi này.

Hà Đông đã có cuộc nói chuyện thân mật với CEO của Google trong ngày 22/12 - ảnh: Thành Lương

Tò mò, thiếu sự ủng hộ và thiếu sòng phẳng, đó là điều rất đáng buồn của công chúng và đôi khi là của giới truyền thông, đối với các sản phẩm trí tuệ tại Việt Nam, trong đó có thể kể ra nhiều ví dụ điển hình ngoài Flappy Bird.
Bkav là hãng công nghệ đầu tiên của Việt Nam cho ra mắt một chiếc Smartphone đúng nghĩa, khá ấn tượng với nhiều tuỳ biến mang tính chất đặc trưng.

"Dám" so sánh với iPhone, Bkav đã gặp một làn sóng khen, chê lẫn lộn, ông Nguyễn Tử Quảng CEO Bkav được cộng đồng đặt cho cái biệt danh “Quảng nổ”, thậm chí có rất nhiều tranh chế về ông được tung lên mạng. Phần nhiều những hả hê dành cho Bphone lại đến từ những người chưa bao giờ cầm trên tay chiếc điện thoại này.

Hiện Bphone vẫn đang được sản xuất, ngay cả khi chưa gặp những sức ép vô cùng lớn từ các nhà sản xuất điện thoại tên tuổi bao gồm Apple, Samsung, Sony, HTC... và các nhà sản xuất Smartphone giá rẻ ngay sát sườn là Trung Quốc thì họ cũng đã gặp một phần bất lợi, từ ngay trên sân nhà của mình.
Nói về áp lực của công chúng, về "truyền thông 3.0", Giám đốc truyền thông của Le Bros, ông Nguyễn Đình Thành nhận định: Từ năm 2005 khi mạng xã hội bùng nổ, thì quyền lực thuộc về người tiêu dùng, trong đó những dư luận, những tin đồn có thể giết chết doanh nghiệp, hiện doanh nghiệp Việt Nam không có khả năng chống đỡ.

... và chưa sòng phẳng

Giám đốc của một Startup cho hay: Thật sự mà nói, cộng đồng người dùng Việt chưa đạt đến sự văn minh, họ có thể dùng miễn phí sản phẩm, nhưng lại tỏ ra khó chịu khi xuất hiện quảng cáo trên sản phẩm, trong khi quảng cáo là yếu tốt để doanh nghiệp có chi phí để nuôi sản phẩm cung cấp cho người dùng, ngoài ra, họ cũng hay chê, nhưng lại cũng ít bỏ thời gian đánh giá tốt cho game mà họ cho là hay, trên các kho ứng dụng toàn cầu.

Flappy Bird của Hà Đông trước đó, cũng là một game được phát hành miễn phí, nhưng sau khi nổi tiếng trên thế giới và bắt đầu biết tới tại Việt Nam, game đã bắt đầu gặp phải sức ép từ công chúng trong nước, nhiều người lên tiếng chê game dở, cũng có những người hùa theo một số báo nước ngoài, tìm ra chi tiết và quy kết rằng Flappy Bird bắt trước game Super Mario Bros của Nintendo. Hà Đông khẳng định game không có vấn đề gì về pháp lý, trong khi đó phát ngôn viên Yasuhiro Minagawa của Nintendo cũng nhấn mạnh rằng hãng không có lời than phiền nào liên quan đến game Flappy Bird của Hà Đông.

Trước câu hỏi về việc người dùng Việt và việc thanh toán của họ đối với các sản phẩm phần mềm, ông Trần Trọng Thành, Chủ tịch HĐQT Vinapo – đơn vị nghiên cứu phát triển thư viện điện tử Alezaa cho biết: “Khi Alezaa ra đời năm 2011, lượng khách hàng đăng ký vào hệ thống của chúng tôi tăng đáng kể và rất nhanh, nhưng số người thực sự trả tiền thì không nhiều, tôi nghĩ một phần do tò mò và chưa có thói quen thanh toán tiền để mua sách điện tử”.

Tháng 3/2015, Alezaa có chiến lược mới bằng cách cho ra đời dịch vụ Alezaa Premium, cho phép người dùng đăng ký thuê bao với chi phí chỉ khoảng 1000 đồng/ ngày để tiếp cận được kho sách lên tới gần chục nghìn đầu sách và các số tạp chí, ông Thành nói số lượng khách hàng tăng trưởng “50%-100% mỗi tháng ngay sau thay đổi này khi đó.

Đối với vấn đề khách hàng, Trần Mạnh Hùng, nhà sáng lập Startup sản xuất của tai nghe thủ công Joinhandmade cũng cho biết, Trong vấn đề bán hàng, Hùng dành nhiều cảm kích dành cho khách hàng đã ủng hộ, nhưng anh nói vẫn còn một vài khó khăn đến từ các khách hàng trong việc đặt hàng ảo, nhưng không lấy tai nghe.

Riêng đối với các khách hàng quốc tế, Hùng nói họ ủng hộ, khen sản phẩm tai nghe rẻ (Jelly Galaxy có giá 1,1 triệu đồng), đồng thời họ có những nhận xét mang tính xây dựng.

Trong câu chuyện liên quan giữa các nhà phát triển sản phẩm, người dùng, giới truyền thông, mỗi nhà phát triển lại có những phương pháp ứng xử khác nhau.

Đối với Bkav, đó là kiên định việc sản xuất Bphone chất lượng cao, Phó chủ tịch của Bkav, ông Bạch Thành Lê khẳng định: “rẻ thì không thể nào đưa vào chiếc máy những linh kiện tốt nhất được”.

Đối với công ty như Vinapo thì đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp, nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của khách hàng, đối với Joinhandmade thì mới đây họ lại đưa ra sản phẩm tai nghe chế tác thứ 4 mang tên Jelly Doux với nhiều tuỳ chọn màu sắc, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đối với Hà Đông, mới đây đã phát triển game Swing Copters 2 trên App Store của Apple, khi mới ra mắt, Swing Copters 2 chưa cho phép tải bằng các tài khoản từ Việt Nam, Hà Đông giải thích trên Twitter: “Tôi không biết tại sao, đây là vấn đề của các hệ thống (các kho ứng dụng), không phải là do chúng tôi”.

Ngoài ra, Đông “trầm” khi gặp những người không cùng trong giới phát triển công nghệ, tập trung làm những việc mà anh đang làm tốt, đó là lập trình.

>>CEO Google gặp gỡ 'cha đẻ' Flappy Bird Nguyễn Hà Đông

Những start-up Việt huy động được vốn "khủng" trong năm 2015