2 CEO mới của Oracle: Safra Catz và Mark Hurd.
Thứ 5 vừa qua, tỷ phú Larry Ellison của hãng Oracle bất ngờ tuyên bố rằng ông sẽ rút lui khỏi vị trí giám đốc điều hành (CEO) của mình và sẽ có 2 CEO mới lên thay thế vị trí của ông gồm: Chủ tịch kiêm giám đốc tài chính Safra Catz và đồng chủ tịch Mark Hurd.
Oracle không phải là công ty lớn đầu tiên thực hiện cấu trúc có hơn một CEO cùng điều hành một lúc. Chipotle, Whole Foods, và Deutsche Bank cũng đang được điều hành bởi 2 CEO. Samsung thậm chí còn có 3 người. Nhưng tại sao?
Hệ thống đồng CEO không còn là điều mới, mặc dù chắc chắn đây là chuyện không phổ biến. Xem xét mô hình hoạt động tại các công ty lớn trên, việc có nhiều CEO có thể giúp một công ty đạt được nhiều thành tích hơn nhờ phân quyền nhiệm vụ cho mỗi người lãnh đạo. Nhưng hệ thống chắc chắn không phải thứ dành cho tất cả các công ty.
Theo Joseph L. Bower, một giáo sư quản lý tại Trường Kinh doanh Harvard chia sẻ với trang Business Insider cho biết đây có thể gọi là cấu trúc "two-in-the-box" (tạm dịch: hai vị trí trong chiếc hộp) khác thường này có thể mang lại sự gia tăng về quy mô và mở rộng công suất.
Ông cho rằng trong một số công ty nhất định, các đồng giám đốc sẽ điều hành, dẫn dắt tốt hơn so với mô hình đơn CEO. "Nếu một giám đốc điều hành đang trong chuyến công tác tại các cơ sở trên toàn cầu thì người kia có thể quản lý bộ máy công ty tại địa phương", Bower lấy ví dụ. "Nó cũng làm tăng phạm vi sử dụng các tài năng trong công ty. Tầm nhìn chiến lược của công ty có thể được bổ sung thêm bằng một cánh tay vào điều hành khác."
Ví dụ tại Oracle, Katz sẽ điều hành công việc sản xuất, tài chính và các quyết định liên quan tới pháp lý, trong khi Hurd quản lý bán hàng, dịch vụ và các đơn vị kinh doanh toàn cầu.
Một số công ty giữ người sáng lập trong vị trí CEO đồng thời sử dụng một giám đốc có kinh nghiệm để chia sẻ vai trò này. Cả 2 công ty Chipotle và Whole Foods đều thực hiện chiến lược này. Cả 2 CEO đều là trung tâm của các khía cạnh khác nhau đối với công ty. Cấu trúc năng động này vừa giữ được vai trò truyền cảm hứng của nhà sáng lập đồng thời tận dụng được kinh nghiệm quản lý của những nhà lãnh đạo tuyệt vời.
Steve ELL sáng lập hãng Chipotle vào năm 1993 và từng đảm nhiệm vị trí CEO cho đến năm 2009, khi ông bổ nhiệm chủ tịch kiêm giám đốc sản xuất Monty Moran cùng chia sẻ vị trí này. Cùng năm đó, thu nhập hàng năm của Chipotle đã tăng vọt 67% so với năm 2008. Những kỹ năng lãnh đạo của Moran được mài dũa từ khi ông là người dẫn dắt nhóm luật sư tại hãng Messner Reeves đều được Steve ELL truyền cảm hứng đam mê tại Chipotle.
Theo Bower, cấu trúc đồng CEO khá phổ biến tại các nước như Đức, nơi quản lý tập thể là một trong những đặc điểm truyền thống. Những công ty Đức như Deutsche Bank và SAP cả hai đều có 2 CEO (mặc dù tháng 5 tới đồng CEO hãng SAP Jim Hagemann Snabe sẽ rút xuống Hội đồng giám sát). Hãng sản xuất ô tô Đức Daimler AG chỉ mới chấm dứt mô hình đồng CEO trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, cơ cấu trúc quản lý này cũng đi kèm với những nhược điểm đáng kể. Ngay cả khi hai giám đốc điều hành đã xác định những nhiệm vụ để phân chia, thì trong thực tiễn vẫn xuất hiện tình trạng một người sẽ được tổ chức then chốt và người kia sẽ đóng một vai trò thứ yếu, Zenger, CEO hãng nghiên cứu lãnh đạo Zenger Folkman cho biết.
Ví dụ, việc có 2 CEO trong một doanh nghiệp nhỏ như Neil Blumenthal, một hãng bán lẻ trực tuyến kính đeo mắt Neil Blumenthal and David Gilboa của Warby Parker, có thể giúp phát triển công ty bằng cách phân chia những trách nhiệm chính. Nhưng nó cũng có thể tạo ra các vấn đề đối với khách hàng, những người có thể bị nhầm lẫn ai là người cần trao đổi ý kiến về một quyết định lớn.
Và mặc dù Zenger thừa nhận rằng có một nhà điều hành khác khi thảo luận về một vấn đề gì đó trước khi tiếp cận với hội đồng quản trị là một lợi thế của hệ thống nhưng ông cho rằng rủi ro của cấu trúc này là quá phức tạp trong việc phải báo cáo tới mỗi người một cách liên tục.
Đối với phần lớn các công ty thử hệ thống này sẽ cảm thấy sự căng thẳng của việc phân chia. "Nó đòi hòi hệ thống kỷ luật lớn để tham khảo khi nào là cần thiết, cần sự phân chia khi cấp thiết và không thổi phồng sự sắp xếp khi một đối tác vi phạm vùng quản lý", Zenger cho biết.
Ví dụ, năm 2008, công ty truyền thông Martha Stewart Living Omnimedia đưa Wenda Harris Millard và Robin Marino lên làm đồng CEO. Nhưng sự sắp xếp này nhanh chóng tan vỡ khi chưa đầy một năm do những bất đồng lãnh đạo.
Bất chấp những rủi ro trên, giáo sư Bower lại cho rằng phong cách lãnh đạo đồng CEO sẽ dần dần mở rộng tại Mỹ như Đức.