Trở thành tỷ phú nhờ chiến lược 'khác người'

Trở thành tỷ phú nhờ chiến lược 'khác người'

(NDH) Trái ngược với chiến lược của hầu hết các nhà khởi nghiệp khác, Elizabeth Holmes-nữ tỷ phú trẻ tuổi nhất nước Mỹ không hề cố gắng 'hét to' với cả thế giới về sáng kiến của mình.

Mỗi thế hệ đều có một số doanh nhân ưu tú vươn lên tầm cao mà không ai có thể tưởng tượng được. Trong số những con người này còn có những doanh nhân đặc biệt hơn nữa : những người mà sự nghiệp thành công của họ không chỉ có ảnh hưởng lớn đến xã hội mà còn ăn sâu vào trong tiềm thức của công chúng.

Warren Buffett, Oprah Winfrey, Steve Jobs, Bill Gates và Mark Zuckerberg là những ví dụ điển hình.

Gần đây, một người phụ nữ trẻ mang tên Elizabeth Holmes cũng đang dần tự khẳng định bản thân mình theo hướng này. Có thể bạn không biết cô ấy, điều này không có gì ngạc nhiên cả khi đó chính là chiến lược giúp Holmes thành công.

Rất nhiều doanh nhân mong muốn được đưa lên báo chi tiết về hành trình khởi nghiệp của họ. Điều này giúp họ tìm kiếm khách hàng và thuyết phục mọi người tin vào ý tưởng của mình. Bên cạnh đó, đây cũng là cách thức để tìm kiếm các nhà đầu tư giúp công ty phát triển và có được một vị trí nhất định trên thị trường.

Holmes hồi nhỏ là một thần đồng mặc dù cũng như nhiều tỷ phú khác, cô đã bỏ học giữa chừng để theo đuổi ước mơ. Năm học cấp 3, cô tự học tiếng Trung và biên dịch cho nhiều trường đại học ở Trung Quốc. Cô đã đi học ở trường Đại học Stanford chuyên ngành kỹ sư khoa học và có được tấm bằng sáng chế đầu tiên, sau đó Holmes đi đến Singapore để làm thí nghiệm với vi rút bệnh SARS. Tuy nhiên cô bỏ học trường Stanford khi là sinh viên năm hai và theo đuổi ước mơ là người tiên phong trong lĩnh vực y học cá nhân.

IMAGE: Getty Images

Công ty của cô có tên Theranos được ra đời và cô đã hết mình làm thay đổi thế giới. Holmes dành 11 năm vừa qua để phát triển một công nghệ thử máu mang tính cách mạng với các phép thử chẩn đoán khác nhau chỉ với một giọt máu chích từ đầu ngón tay. Hãy tưởng tượng công nghệ không tốn nhiều chi phí này trở nên thông dụng không chỉ trong nước.

Về cơ bản thì đây là một bước tiến lớn đối với ngành chăm sóc sức khỏe không chỉ ở Mỹ mà còn là trên toàn thế giới

Công nghệ thử máu chưa được phát triển từ những năm 1960 và Holmes đã tìm được cách độc đáo để khuấy đảo lĩnh vực này.

Thế nhưng cô không hề lên tiếng gì về điều này.

Trái ngược với chiến lược của hầu hết các nhà khởi nghiệp khác, Holmes không hề cố gắng 'hét to' với cả thế giới về sáng kiến của mình. Không có một đội PR nào để làm công việc truyền thông quảng bá. Thực tế thì mãi cho đến khi Holmes có tên trong danh sách "40 Under 40" của Forbes và có mặt trên trang bìa của tập chí Fortune năm nay thì mọi người mới biết đến cô.

Holmes có cái nhìn vô cùng sâu rộng, cô không muốn để đối thủ cạnh tranh đuổi kịp cho đến khi cô đã tạo ra một thị trường hoàn toàn mới – công nghệ sức khỏe khách hàng.

Kể đến những đối thủ lớn của cô thì có Quest, LabCorp, và nhiều công ty khác trong ngành công nghiệp thử máu 70 tỷ USD của Mỹ này. Holmes đã chăm chỉ làm việc một cách thầm lặng hơn một thập kỷ trước khi công bố sự hiện diện của mình trước công chúng. Hiện tại cô có một công ty 500 nhân viên và có Larry Ellison, CEO của Oracle, công ty Draper Fisher Jurvetson nằm trong danh sách những nhà đầu tư.

Trong thời đại của “selfies”, YouTube, and Internet, thật là thú vị khi khám phá ra một doanh nhân trẻ tập trung vào việc kinh doanh và làm xã hội hơn là về quảng bá bản thân như cô. Ba mươi tuổi và có 50% vốn chủ sở hữu của công ty trị giá 9 tỷ USD, Holmes giờ đây dường như chỉ cần nỗ lực phối hợp để hòa vào ánh đèn sân khấu của công chúng. Đây là một chiến lược phát triển 'khác người', làm việc siêng năng và tự cách ly mình ra khỏi mắt công chúng, nhưng nó đã có tác dụng cực tốt cho Elizabeth Holmes để là nữ tỷ phú trẻ nhất thế giới.