Tiến sĩ của Đại học Tsukuba này đã phát minh ra một bộ quần áo người máy với tên gọi HAL (Hybrid Assistive Limb) cho phép nâng một người lên dễ dàng hay hỗ trợ những cá nhân có vấn đề về cơ bắp.
Tại Nhật Bản, công ty cho thuê HAL cho các bệnh viện và nhà dưỡng lão. Hệ thống này sẽ nhận ra dấu hiệu hoạt hóa của các cơ bắp con người phát ra từ bộ não để giúp người bệnh cử động dễ dàng hơn.
Có khoảng 470 bộ quần áo người máy này hiện đang được sử dụng tại các cơ sở y tế. Mặc dù khá cồng kềnh (khoảng 36 kg) và đắt đỏ (khoảng 150.000 USD), Sankai vẫn đang phát triển bộ quần áo này trở nên hiệu quả hơn và ít chi phí hơn trong thời gian tới.
"Tôi hy vọng những bộ quần áo này sẽ được mọi người coi như những chiếc kính mắt. Kính được sử dụng cho phép người có thị lực hạn chế nhìn tốt hơn, nhưng bây giờ chúng cũng trở thành những món phụ kiện thời trang", Sankai chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với một tờ báo của Nhật Bản.
Sankai tạo ra nguyên mẫu đầu tiên cho HAL vào năm 1997 và thành lập Cyberdyne vào năm 2004 khi ông có một sản phẩm bán ra thị trường. Năm 2005, Sankai chi 15 triệu USD để xây dựng một trung tâm nghiên cứu và sản xuất 2.000 mét vuông gần Tokyo và bắt đầu quá trình cấp giấy chứng nhận ở châu Âu.
Dự án của công ty trong 2015 sẽ ngày càng được mở rộng nhờ vào khoản trợ cấp của chính phủ để phát triển robot phức tạp hơn cho thị trường dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngày càng tăng của đất nước này.
Forecaster SNS Research dự đoán rằng năm nay thị trường thiết bị đeo trên người sẽ kiếm được gần 20 tỷ USD doanh thu và dự kiến sẽ tăng trưởng gần 40% trong vòng sáu năm tới.
Cùng với đó, Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản đã công bố các kế hoạch tiến hành một cuộc thi Olympics Robot cùng với các trò chơi mùa hè trong năm 2020 tại Tokyo.