Gạt bỏ suy nghĩ sai lầm
"Tôi sẽ quản lý khi có nhiều tiền" là một sai lầm thường thấy và cần phải bị gạt bỏ trước khi nói về quản lý tài chính. Lập luận này không khác gì việc "tôi sẽ chăm chỉ học tập khi tôi đạt được những điểm 10". Nếu bạn không biết quản lý tốt những gì bạn đang có, cuộc sống sẽ chẳng bao giờ cho bạn thêm cái gì.
Có người lại nói: "Quản lý tiền khiến tôi cảm thấy không tự do"- tự do về tài chính là tự do lớn nhất, hỗ trợ cho tất cả mọi loại tự do khác. Nếu không có tự do về tài chính, liệu bạn có đủ tiền và thời gian để thực hiện ước mơ? Xin hãy tin ở tôi! Việc quản lý tài chính mỗi ngày sẽ cho bạn những cảm giác vô cùng tuyệt vời, là 1 thói quen vô cùng tốt.
Các lý do có thể khiến bạn không thể cắt giảm chi tiêu
- Đặt mục tiêu quá cao: đầu tháng bạn hừng hực khí thế đặt chỉ tiêu cắt giảm đến 40% chi tiêu hàng tháng của mình, sau đó dần dần bạn sẽ thấy rằng mình không thực hiện được việc đó. Và từ đó trở đi, bạn sẽ không chấp hành nghiêm chỉnh việc tiết kiệm này nữa.
- Đặt mục tiêu không cụ thể: bạn chỉ đặt mục tiêu chung chung làtiết kiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Không đề ra mục tiêu cụ thể sẽ làm cho bạn không thực hiện nghiêm chỉnh và làm giảm hiệu quả.
- Lười ghi chép lại các chi tiêu trong ngày: khi bạn không cập nhật thường xuyên những khoản chi tiêu trong ngày sẽ khó nắm bắt được tình hình tài chính và cản trở việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm của mình.
- Không quản lý dòng tiền: điều này sẽ dẫn đến tình trạng cuộc sống bạn khó khăn vì đôi khi phải lựa chọn giữa tiết kiệm và những việc quan trọng tốn nhiều tiền tại một thời điểm nào đó.
Hãy cộng tất cả thu nhập của bạn (lương cứng, lợi tức kinh doanh,làm thêm, được cho…) và phân bổ vào 6 loại quỹ khác nhau. |
|
Quản lý tài chính - Quản lý chi phí
Phương pháp quản lý tài chính sau đây của triệu phú T.Harv Eker sẽ giúp bạn có cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất thế giới:
Người nghèo: Tiết kiệm = Thu nhập - Chi phí
Người giàu: Chi phí = Thu nhập - Tiết kiệm
Hãy cộng tất cả thu nhập của bạn (lương cứng, lợi tức kinh doanh,làm thêm, được cho…) và phân bổ vào 6 loại quỹ khác nhau. Bạn có thể dùng heo đất, tài khoản ATM, nhưng tốt hơn nên dùng những hũ nhựa trong suốt, có thể nhìn thấy bên trong và dán nhãn lên. 6 quỹ đó bao gồm:
Quỹ Tự do tài chính: 10% thu nhập
Trả nợ có lãi suất (giảm tiêu sản)
Đầu tư vào tài sản để sinh ra tiền (lãi mẹ đẻ lãi con).
Bạn có thể chọn 1 vài kênh sau để đầu tư: Ngân hàng, cổ phần công ty, cho vay. Có thể lúc đầu bạn thấy nó rất nhỏ thôi, nhưng nếu bạn đủ thời gian rảnh rỗi thì hãy làm 1 phép tính:
Với mức thu nhập 5 triệu/tháng, 10% chỉ là 500.000, bạn tiết kiệm 600.000 1 tháng liên tục trong 30 năm, với lãi suất 8% 1 năm bạn sẽ có 700 triệu, với mức lãi suất 15% 1 năm bạn sẽ có 2 tỷ 800 triệu. Ví dụ này để chúng ta có thể hiểu về sức mạnh của việc có 1 lượng tiền để đầu tư hàng tháng.
Bạn hãy coi quỹ này như một con ngỗng đẻ trứng vàng, và không bao giờ được giết nó. Đừng bao giờ lấy tiền trong quỹ này ra để làm bất cứ việc gì ngoài 2 việc trên. Bạn cứ thử không dành ra 10% trong 1 tháng xem, có thể bạn sẽ nói 1 tháng không làm đâu có sao ? Bạn của tôi ơi, bạn đã mất nhiều hơn con số đó rất nhiều đấy, theo nguyên tắc lãi suất kép mà.
Bạn có thể dùng heo đất, tài khoản ATM, nhưng tốt hơn nên dùng những hũ nhựa trong suốt để bắt đầu hành trình quản lý tài chính của mình. |
|
Quỹ Tiêu dùng dài hạn: 10% thu nhập
Trả nợ, có hay không có lãi.
Nếu không có nợ, tích lũy nó và mua những món đồ xa xỉ mà bạn thích (VD: xe, điện thoại, quần áo, trang sức, mỹ phẩm…)
Đừng vay tiền mua trước rồi trả sau, vì đó là nguyên nhân dẫn đến hầu hết tình trạng tài chính tồi tệ.
Quỹ Giáo dục: 10% thu nhập
Quỹ này dùng để đầu tư vào chính bản thân chúng ta. Hãy dùng nó để chi trả cho các khóa học, sách, DVD, ... và trở thành một người hoàn hảo hơn.
Quỹ Hưởng thụ: 10% thu nhập
Đây là quỹ cho việc ăn chơi và phải theo đúng nguyên tắc sau đây: tiêu hết sạch và tiêu hoành tráng.
Con người chúng ta có phần con và phần Người, vì chúng ta luôn muốn phát triển phần Người, luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mà áp chế phần Con, nên lúc phần Con nó bùng nổ ra thì còn nguy hiểm hơn.
Quỹ này chính là để nuôi dưỡng phần Con của bạn một cách đúng mức. Về cách ăn chơi thì: Đừng ăn, chơi ở mấy chỗ bình thường. Vì chỉ khi ăn chơi ở những nơi sung sướng nhất, hoành tráng nhất, thì tiềm thức của bạn mới kích thích, mong muốn những lần ăn chơi hoành tráng hơn, khiến cho bạn có thể kiếm nhiều tiền hơn. Bản thân Energy thì đã có trải nghiệm nhiều lần với những lần ăn chơi thế này. Nhưng hãy nhớ, chỉ ăn chơi trong phạm vi 10% thôi bạn nhé.
Quỹ Chia sẻ: 5% thu nhập
Quỹ này dành để cho đi. Hãy mua những món quà hay làm từ thiện với mục đích chính là giúp đỡ người khác. Đừng nói: "Tôi sẽ cho đi, sẽ giúp đỡ khi tôi nhiều tiền." thu nhập bạn là 5 triệu bạn còn không dám cho đi 250.000, thế lúc thu nhập bạn là 500 triệu, liệu bạn có dám cho đi 25 triệu không? Energy nghĩ là không!
Quỹ Tiêu dùng thiết yếu: 55% thu nhập
Đây mới là quỹ chúng ta dùng để sống và để trả cho người khác. Tất cả những khoản ăn uống, sinh hoạt, chúng ta sẽ lấy từ quỹ này. Mục đích của nó là duy trì cuộc sống.
Nhưng… "Thế thì khó sống lắm, khác gì bạn bảo tôi đang tiêu 5 triệu/tháng thì giờ chỉ được tiê gần 3 triệu/tháng". Energy xin trả lời bạn: "Chính cách chi tiêu của bạn dẫn đến tình trạng tài chính hiện tại của bạn, và bạn đang túng quẫn!"
Nhưng … "tiêu 55% không đủ, đi vay được không". - bạn có biết chính những hành động như thế sẽ nuôi dưỡng thói quen xấu của bạn, và làm cho bạn trở nên như bây giờ không?
Những công cụ hỗ trợ bạn trong việc cắt giảm chi tiêu
- Mua hàng từ các website theo mô hình Groupon. Đây là mô hình đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Mua hàng theo mô hình này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản đáng kể. Bạn có thể chỉ phải bỏ ra 50-70% so với bình thường để được sử dụng các dịch vụ hoặc ăn uống như mong muốn.
- Một số website về đấu giá như cũng giúp bạn có thể kiếm đuợc những món đồ với giá hời.
- Theo dõi các chương trình khuyến mãi của các công ty bán lẻ khi bạn có nhu cầu mua sắm.
- Sử dụng các công cụ quản lý tài chính cá nhân.
Chuyên gia Vũ Toàn khuyên rằng, việc cắt giảm những chi tiêu không cần thiết sẽ là một việc làm quan trọng trong việc cải thiện tình hình tài chính cá nhân. Hãy thực hiện chúng thường xuyên và có sự kiểm soát bảng thu chi hàng ngày. Mỗi ngày chỉ cần 5 phút buổi sáng và 5 phút buổi tối lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu và kiểm tra quá trình thực hiện việc tiết kiệm trong ngày. Cắt giảm chi tiêu cũng có nghĩa là cắt giảm nhu cầu. Cứ kiên trì và nhẫn nại mỗi ngày như vậy, chắc chắn việc tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu sẽ thành công.
Lúc đó dù thu nhập dù thấp, chỉ 4 - 5 triệu đồng/ tháng, đảm bảo bạn vẫn có thể sống thanh thản, không phải lo nghĩ đến tiền bạc.