Ralph Lauren: Giá trị tài sản 7,5 tỷ USD
Sau khi tốt nghiệp trung học ông tiếp tục nghiên cứu kinh doanh tại Đại học Baruch nhưng đã bỏ học sau đó 2 năm để gia nhập quân ngũ.
Xuất ngũ ông xin vào làm việc cho Brooks Brothers, vừa để học nghề, vừa thiết lập các mối quan hệ. Sau đó, ông quyết định ra làm riêng và tự thiết kế sản phẩm của riêng mình. Ông thuê lại một căn hộ nhỏ trong tòa nhà Empire State, nơi ông làm việc trong một không gian chặt hẹp chứa đầy phế liệu vải.
Ban đầu, ông đã mang những chiếc cà vạt tự thiết kế đến giới thiệu tại các cửa hàng địa phương và khách hàng lớn đầu tiên là Neiman Marcus đã mua giúp ông hàng trăm chiếc.
Ngày nay, Ralph Lauren đang là ông chủ của đế chế thời trang cùng tên trị giá lên tới 5 tỷ USD và kinh doanh tất cả các mặt hàng thời trang từ quần áo, giày dép, đồ trang sức, đồ nội thất, nước hoa…
David Geffen: Giá trị tài sản 6,8 tỷ USD
David Geffen tỏ ra rất có hứng thú với ngành công nghiệp giải trí, do đó ông đã quyết định chuyển đến Los Angeles, nơi ông đã theo học tại Santa Monica College (trường đại học thứ ba mà ông theo học) để lập nghiệp.
Khi mới gia nhập ngành công nghiệp giải trí, David Geffen làm việc ở phòng thu của William Morris Agency và đã nhanh chóng chứng tỏ được tài năng.
Năm 1970, David Geffen đã ra thành lập hãng thu âm Asylum Records của riêng mình. Tiếp đó, đến năm 1980, ông cùng Elliot Roberts thành lập Records Geffen. Năm 1990, ông thành lập DGC Records và năm 1994, thành lập DreamWorks SKG.
Ngoài việc là một doanh nhân giàu có, David Geffen cũng được biết đến là một nhà từ thiện hào phóng.
Richard Branson: Giá trị tài sản 5 tỷ USD
Richard Branson được sinh ra tại Blackheath, London trong một gia đình có bố mẹ làm luật sư. Branson đã học tại trường Scaitcliffe đến năm 13 tuổi và sau đó ông chuyển đến trường Stowe học cho đến năm 16 tuổi thì thôi học vì mắc chứng khó đọc.
Từ đó Richard Branson bắt đầu tập tành kinh doanh. Đầu tiên ông cùng một số người bạn cho ra đời cuốn tạp chí Sinh viên. Việc kinh doanh khá thuận lợi nên ông mở thêm công ty thu âm theo yêu cầu và đăng quảng cáo trên tờ tạp chí. Sau này, khi công ty thu âm Virgin Records đã có tiếng tăm ông mới thôi làm tạp chí để chuyên tâm cho công việc kinh doanh băng đĩa.
Ngày nay, Branson đã trở thành chủ tịch của một tập đoàn lớn có hàng trăm công ty thuộc đủ mọi lĩnh vực khác nhau và vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội mở công ty mới.
John Paul DeJoria: Giá trị tài sản 3,3 tỷ USD
John Paul Jones DeJoria được sinh ra trong một khu phố ở Los Angeles. Cha mẹ ông chia tay khi ông chỉ mới 2 tuổi. Vì vậy, từ năm 9 tuổi ông đã bắt đầu bán thiệp Giáng sinh để giúp đỡ gia đình. Một vài năm sau đó, ông bị buộc phải sống ở một trung tâm bảo trợ xã hội vì mẹ ông không còn khả năng nuôi ông.
Thời gian này, DeJoria từng tham gia một băng đảng nhưng sau đó ông đã quay lại cuộc sống bình thường. Ông tốt nghiệp trường trung học và gia nhập Hải quân Mỹ trong hai năm. Sau đó, ông xin vào làm tại Redken Laboratories với mục đích thâm nhập vào ngành công nghiệp chăm sóc tóc nhưng sau đó ông bị sa thải vì bất đồng quan điểm với người quản lý.
Với khoản vốn ban đầu là 700 USD từ bạn đối tác Paul Mitchell, ông đã gây dựng nên đế chế John Paul Mitchell Systems (chuyên về các sản phẩm và dụng cụ chăm sóc tóc) trị giá hàng tỷ đô ngày nay.
Ted Turner: Giá trị tài sản 2,2 tỷ USD
Ông thành lập Cable News Network (CNN), kênh truyền hình cáp chuyên về tin tức 24/24 đầu tiên vào năm 1980. Ngày nay, Ted Turner không chỉ được mệnh danh là ông trùm truyền thông của nước Mỹ mà còn của cả thế giới.
Ngoài kinh doanh, ông cũng rất nổi tiếng với các hoạt động từ thiện.
Michael Kors: Giá trị tài sản 1 tỷ USD
Michael Kors tốt nghiệp trường trung học John F. Kennedy ở Bellmore, New York và sau đó theo học tại học viện thời trang công nghệ ở New York. Có điều, Michael đã sớm bộc lộ tài năng thiết kế thời trang từ khi ông 5 tuổi nên chỉ sau 9 tháng vào đại học, ông đã bỏ ra ngoài làm việc cho một cửa hàng, nơi mà ông giới thiệu và bán các thiết kế của riêng mình.
Sự nghiệp của Michael Kors, cũng như nhiều doanh nhân khác đã trải qua không ít thăng trầm, thậm chí nhiều lúc thất bại nhưng ông chưa bao giờ từ bỏ. Với vai trò là nhà sản xuất của chương trình Project Runway trong nhiều năm, ông đã tạo dựng được một sự nghiệp khá thành công và để lại ấn tượng tốt trong lòng người hâm mộ. Đầu năm nay, tạp chí Forbes đã vinh danh ông là tỷ phú mới nhất của làng thời trang thế giới.