Người thành công không bao giờ mang smartphone vào phòng họp

Người thành công không bao giờ mang smartphone vào phòng họp

Nghiên cứu mới từ tổ chức USC thuộc trường kinh doanh Marshall chỉ ra rằng bạn đang gây phiền nhiễu với sếp và đồng nghiệp bất cứ lúc nào bạn lôi điện thoại ra trong các cuộc họp.

Ngày nay hình ảnh một chiếc smartphone xuất hiện khắp nơi đã trở thành điều bình thường. Trong khi bạn nghĩ mang smartphone là chuyện vô thưởng vô phạt thì nghiên cứu mới từ tổ chức USC thuộc trường kinh doanh Marshall chỉ ra rằng bạn đang gây phiền nhiễu với sếp và đồng nghiệp bất cứ lúc nào bạn lôi điện thoại ra trong các cuộc họp. Và nếu bạn làm việc với phụ nữ và những người trên 40, thậm chí họ còn bị tác động nhiều hơn so với người khác.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát toàn quốc đối với 554 chuyên gia làm việc toàn thời gian có thu nhập trên 30 nghìn USD và làm việc tại những công ty có ít nhất 50 nhân viên.

Họ tiến hành hỏi một loạt các câu hỏi về việc sử dụng điện thoại thông minh trong các cuộc họp và nhận thấy rằng:

- 86% người khảo sát nghĩ rằng đó là không thích hợp để trả lời các cuộc gọi điện thoại trong các cuộc họp.
- 84% người nghĩ rằng đó là không thích hợp để soạn thảo văn bản hoặc gưi email trong các cuộc họp.
- 66% người cho rằng đó là không thích hợp để gõ văn bản hoặc gửi email ngay cả trong những bữa ăn trưa cùng đồng nghiệp.
- Những người càng kiếm được nhiều tiền càng ít chấp nhận việc sử dụng điện thoại thông minh.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng thế hệ trẻ có tỷ lệ trả lời đồng ý với việc sử dụng smartphone trong các cuộc họp là ổn gấp 3 lần so với những người trên 40. Trong khi nhóm trên 40 cho rằng giới trẻ hiện phụ thuộc nhiều vào ý kiến ​​của các đồng nghiệp lớn tuổi hơn cho chuyện thăng tiến sự nghiệp.

Công ty chuyên tư vấn quản trị TalentSmart đã kiểm tra trí tuệ cảm xúc (EQ) của hơn một triệu người trên toàn thế giới và thấy rằng thế hệ trẻ có mức tự nhận thức thấp nhất tại nơi làm việc, điều này khiến họ không thể nhìn thấy rằng việc sử dụng điện thoại thông minh trong các cuộc họp được làm tổn hại đến sự nghiệp của họ.

Tại sao rất nhiều người - đặc biệt là những người thành công cho rằng việc sử dụng điện thoại thông minh trong các cuộc họp là không phù hợp? Khi bạn đưa rút điện thoại ra trong cuộc họp nó khiến bộc lộ những điểm sau trong ứng xử:

Thiếu tôn trọng

Bạn nên cân nhắc thông tin trên điện thoại của mình liệu có quan trọng hơn so với các cuộc thảo luận hiện đang diễn ra. Và khi bạn trả lời không cân nhắc đồng nghĩa với bạn xem người bên ngoài của cuộc họp là quan trọng hơn so với những người ngồi ngay trước mặt bạn.

Thiếu sự chú ý

Bạn không thể tập trung vào hơn một việc tại một thời điểm.

Thiếu lắng nghe

Chính hành động lơ đãng của bạn như kiểm tra điện thoại, gõ văn bản hay lướt màn hình smartphone khiến mọi người xung quanh cảm thấy bạn đang không lắng nghe một cách chủ động và tích cực.

Thiếu kiểm soát

Việc kiểm tra điện thoại trong lúc họp chỉ ra rằng bạn là người dễ phản ứng với những thứ bất chợt hay đột ngột xuất hiện như việc âm báo của điện thoại, thông báo của facebook có người bình luận.

Thiếu ý thức tự giác

Hành động kiểm tra điện thoại cho thấy bạn không hiểu hành vi vô thức của mình trông ra sao, ảnh hướng tới hình ảnh của mình thế nào đối với những người xung quanh bạn.

Thiếu nhận thức về xã hội

Bạn không hiểu hành vi của bạn ảnh hưởng ra sao đến những người xung quanh.

Nhiều chuyên gia, tác giả nổi tiếng như giáo sư Travis Bradberry cho biết họ không ngạc nhiên với kết quả nghiên cứu của USC. Giáo sư này cho biết: "Công ty tôi huấn luyện những lãnh đạo sử dụng công cụ đánh giá có tên 360° assessments từ đó so sánh sự tự nhận thức của cấp dưới như thế nào khi mọi người nhìn vào hành vi của mọi người. Việc sử dụng điện thoại thông minh trong các cuộc họp là một trong những khiếu nại đồng nghiệp phổ biến nhất."

Điều quan trọng là phải hiểu rõ những gì bạn mong đợi từ người khác để từ đó hiểu phản ứng của họ khi hành động. Nếu việc sử dụng điện thoại thông minh trong các cuộc họp vẫn diễn ra, trên cương vị một nhà lãnh đạo bạn cần sử dụng phương pháp mạnh tay hơn như: Đặt một giỏ ngoài cánh cửa phòng họp kèm theo hình ảnh của một chiếc điện thoại thông minh và tin nhắn hài hước như "Hãy để lại súng của bạn ngay ngoài cửa."

Tiến sĩ Travis Bradberry là đồng tác giả của cuốn sách bán chạy nhất như Emotional Intelligence 2.0, và là nhà người đồng sáng lập của TalentSmart, công ty cung cấp hàng đầu thế giới của các bài kiểm tra, đào tạo trí tuệ EQ, và chứng nhận trí tuệ cảm xúc, là đối tác của hơn 75% công ty trong danh sách Fortune 500.