Evan Spiege-CEO 24 tuổi của Snapchat
Khi mới 24 tuổi, tôi nói với sếp của mình rằng tôi muốn trở thành một CEO ( giám đốc điều hành) và ông ấy đã suýt ngã ra khỏi ghế. Đó là năm 1974 khi tôi còn đang làm một nhân viên phát triển phần mềm cho IBM. Vào thời điểm đó, các kỹ sư tay nghề thấp không được kỳ vọng truyền cảm hứng vai trò quan trọng cho những người bán hàng thành công.
Thế nhưng, với sự hướng dẫn từ sếp của mình đã giúp tôi có được cái nhìn rõ ràng về bản thân và đưa việc trở thành CEO trở thành một mục tiêu thực tế. Cuối cùng thì 30 năm sau tôi cũng đạt được mục tiêu của mình tại Business Objects với kế hoạch kỹ lưỡng cùng sự tâm trung và quyết tâm cao độ.
Hiện nay, con đường trở thành CEO có thể rất khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực khởi nghiệp về công nghệ và Internet. Tuy nhiên, những kỹ năng đòi hỏi để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả thì dường như không thay đổi. Những kỹ năng này cần phải có một thời gian trải nghiệm để tích lũy nhưng cũng có một số cách giúp bạn vượt qua thử thách về thời gian đó.
Dưới đây là 3 điều bạn nên trang bị để trở thành CEO, cho dù kinh nghiệm sống của bạn ít nhưng chúng vẫn có thể giúp bạn luôn giàu năng lượng để thực hiện những ý tưởng táo bạo:
1. Xây dựng một đội ngũ để bù đắp cho sự thiếu sót của mình
Ngay cả một nhà điều hành dày dạn kinh nghiệm thì vẫn cần những người đồng hành có thể đưa ra hướng dẫn, đặc biệt đối với các lĩnh vực nằm ngoài chuyên môn của họ. Đối với các nhà lãnh đạo trẻ, tránh những sai lầm nghiêm trọng là điều cần thiết. Thiếu kinh nghiệm có thể dẫn đến những hậu quả đau thương như: tuyển dụng nhầm người, chi tiêu quá nhiều tiền, mắc kẹt trong những điều khoản hợp đồng hoặc vi phạm quy định của pháp luật.
Hãy nhìn vào ví dụ của Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg tại Facebook: Mark phát triển sản phẩm trong khi Sheryl có khuynh hướng kinh doanh. Họ bổ sung các kỹ năng còn thiếu của người kia, làm việc cùng nhau để hướng tới mục tiêu chung là xây dựng công ty thành công. Hay như hai nhà đồng sáng lập Google là Larry Page và Sergey Bin (cả 2 chỉ mới 25 tuổi khi thành lập công ty) đã trao quyền quản lý cho một người có kinh nghiệm hơn là Eric Schmidt trước khi đảm nhiệm quyền của riêng mình.
Khi xây dựng đội ngũ những người đồng hành, đừng tìm những người giống hệt bạn. Hãy tìm những người có thể bù đắp những thiếu sót của bạn và thách thức bạn phát triển.
2. Sử dụng sức mạnh của suy nghĩ tích cực và tiêu cực
Nếu bạn khởi nghiệp khi vẫn ở trong độ tuổi 20-không có những vết sẹo từ thách thức trong quá khứ-bạn sẽ có một số lợi thế và rất nhiều bất lợi.
Bất lợi lớn nhất là thiếu hồ sơ theo dõi quá trình làm việc mà một nhà đầu tư tiềm năng muốn sử dụng để đánh giá khả năng thành công của bạn. Điều này chỉ có thể khắc phục bằng cách sử dụng nhiều thời gian để truyền đạt ý tưởng đến càng nhiều người càng tốt. Đối với công ty sử dụng vốn liên doanh, các nhà đầu tư Bay Area có truyền thống sẵn sàng tham gia vào cuộc chơi với một đội ngũ chưa được thử nghiệm. Một chiến lược khác đầy tiềm năng là tuyển dụng một người dày dạn kinh nghiệm để đi thu hút vốn, nhưng bạn cần thận trọng để không mất kiểm soát trong quá trình này.
Một lợi thế thú vị mà bạn có khi là một nhà lãnh đạo trẻ là có thể bạn không biết những gì không thể xảy ra, do đó bạn sẽ cố gắng bằng mọi cách để đạt được mục tiêu. Điều đó có thể là bước đột phá mà những người có kinh nghiệm bỏ lỡ do những kinh nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Tất nhiên những bước đột phá thực sự là tương đối hiếm. Đối với hầu hết quá trình, để tăng khả năng thành công, việc khai thác những kinh nghiệm thành công và thất bại trước đó là rất hữu ích.
3. Thực hành sự khiêm nhường
Các nhà lãnh đạo cần sự minh bạch và khiêm tốn. Trong thực tế, sự khiêm nhường trí tuệ-khả năng lùi lại và nắm bắt ý tưởng tốt hơn người khác lại là tiêu chí tuyển dụng quan trọng đối với Google (một trong những công ty hàng đầu thế giới). Thật không may, sự khiêm tốn thường được coi như một điểm yếu, trong khi thực tế nó lại là một trong những điểm mạnh của người lãnh đạo.
Người khiêm tốn lắng nghe và học hỏi từ những người khác. Họ sẵn sàng ngồi lại phía sau khi một ai đó có khả năng hơn họ để giải quyết một vấn đề. Họ không thể hiện sự ngạo mạn khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Họ liên tục đặt ra câu hỏi về quan điểm và động cơ của riêng mình để đảm bảo rằng chúng phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Tất cả các giá trị này là cần thiết cho một tổ chức có hiệu quả cao.