Năm 1990, Jack Ma đang là giáo viên dạy tiếng Anh cho một nhóm sinh viên đại học tại Đại học Hàng Châu. Ai có thể nghĩ rằng, 24 năm sau, ông sẽ là người đàn ông giàu nhất Trung Quốc?
Trong cùng năm đó, Jeff Bezos cũng đang làm việc tại D.E. Shaw & Co., một công ty quản lý đầu tư có trụ sở tại thành phố New York. Sau khi tốt nghiệp đại học Princeton với bằng cử nhân khoa học máy tính và kỹ thuật điện, không có gì nghi ngờ khi Bezos sẽ dừng chân trong lĩnh vực công nghệ, vấn đề chỉ còn là thời gian.
Nhiều năm sau, cả hai người cùng hướng tới những cái tên tương tự cho công ty của chính mình. Bezos từng muốn đặt Amazon là Cadabra, một cái tên có ý nghĩ phép màu kỳ diệu. Ma muốn Alibaba, hy vọng cái tên này sẽ mở được nhiều cửa chỉ với câu thần chú "vừng ơi mở cửa ra". Nhưng có một điểm khá tương đồng mà hai ông trùm công nghệ này đều theo đuổi chính là: thương mại điện tử và phép thuật.
Cùng đầu tư vào thương mại điện tử nhưng Jeff Bezos và Jack Ma chia nhau cai quản "bờ cõi" của riêng mình, kẻ đông, người tây. Liệu hai nhà sáng lập cũng như hai công ty công nghệ này có có điểm gì giống và khác nhau?
Đặt khách hàng lên trên hết?
Amazon nổi tiếng bởi việc ghi dấu ấn của nó với khách hàng. Trong thực tế, đây là câu thần chú cũng như quy tắc số một của Bezos khi nói đến việc văn hóa của Amazon nên được thiết lập ra sao. Bezos là kiểu nhà sáng lập lấy khách hàng làm trung tâm:
"Chúng ta có rất nhiều khách hàng, những người đối xử với chúng ta rất tốt, và chúng ta có nền văn hóa doanh nghiệp đúng đắn, ghi dấu trong tâm trí họ. Nếu cần một lý do giải thích việc chúng ta làm tốt hơn những đối thủ khác trong thế giới Internet trong 6 năm qua, đó là bởi chúng ta tập trung như một tia laser vào trải nghiệm của khách hàng, và điều đó thực sự rất quan trọng, thứ mà tôi nghĩ cần thiết trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Có một điều thực sự chắc chắn về trực tuyến rằng, đây là nơi truyền miệng có quyền lực rất mạnh mẽ."
Nhưng Jack Ma có quan điểm hơi khác nhau. Trong một lần trả lời phỏng vấn CNBC sau sự kiện Alibaba niêm yết trên sàn chứng khoán New York, Jack Ma cho rằng "Khách hàng là hàng đầu, nhân viên thứ hai, và các cổ đông đứng thứ 3." Jack Ma không nói về những khách hàng hàng ngày như cách của Bezos. Với ông khách hàng là những doanh nghiệp nhỏ sử dụng Taobao, Tmall hoạt động kinh doanh hàng ngày. Phát biểu tại Đại học Stanford vào năm 2013, Ma nêu rõ điều này:
"Alibaba không phải là một công ty cho những người tiêu dùng. Tôi biết rằng chúng tôi không có AND để trở thành một công ty tiêu dùng. Thế giới đang thay đổi rất nhanh, và rất khó để đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp nhỏ hiểu rõ hơn ai hết về nhu cầu khách hàng của họ. Chúng tôi trao quyền lực tới những người bán hàng và doanh nghiệp nhỏ để hỗ trợ hệ thống khách hàng của họ."
Sự khác biệt này thể hiện rất rõ ràng trong những câu chuyện giao dịch của Amazon với những doanh nghiệp nhỏ. Năm 2006, Amazon từng đàn áp việc bán hàng của một doanh nghiệp kinh doanh dao 200 năm tuổi của Đức. Hay năm 2007, khi Amazon ra mắt Kindle, hãng này đã không tiết lộ giá 9,99 USD tới những nhà phân phối cho tới ngày ra mắt. Và chỉ trong năm 2014, Amazon còn khiến việc mua sách của khách hàng từ những nhà phân phối như Hachette trở nên khó khăn hơn, như tạp chí Forbes từng ghi nhận, "Amazon muốn phần bánh lớn hơn trên lợi nhuận biên của các nhà cung cấp từ nó bằng việc chuyển giá tới khách hàng mức giá thấp hơn." Amazon hoạt động như một đế chế độc quyền.
Bạn sẽ không chỉ thấy những động thái này tại Alibaba. Đây là những gì Jack Ma đã nói về chủ đề này tại Stanford vào năm 2011:
"Tôi tin rằng trong thời đại internet, sẽ không có đất cho lối nghĩ đế chế tồn tại. Tôi ghét từ đế chế. Những suy nghĩ đế chế có nghĩa là gia nhập cùng tôi hoặc tôi sẽ giết bạn. Và tôi không thích mô hình đó. Tôi tưởng vào một hệ sinh thái. [...] Tôi tin rằng tất cả mọi người nên giúp đỡ lẫn nhau, kết nối với nhau. Đó là một hệ sinh thái. Vì vậy, Taobao trở nên quá lớn, quá nhanh, và tôi lo lắng về điều đó. Hãy mang đến cho ngành một vài cơ hội, mang đến cho những đối thủ cạnh tranh một số cơ hội."
(còn nữa)