Độ thỏa mãn của nghề kinh doanh tại Mỹ

Độ thỏa mãn của nghề kinh doanh tại Mỹ

(NDH) Sinh viên đại học đổ về các ngành kinh doanh, tính đến nay đây là chính là chương trình học đại học phổ biến nhất ở Mỹ, và sau khi tốt nghiệp, chương trình MBA cũng là tấm bằng cấp cao phổ biến nhất.

Thật không khó để hiểu tại sao khi mà sự thật là việc theo học ngành kinh doanh giúp sinh viên tìm kiếm việc làm ngay khi ra khỏi trường và mức lương cao hơn.
Nhưng rất nhiều nhân viên làm việc trong lĩnh vực kinh doanh tỏ ra khá "khổ sở" trong công việc, theo một cuộc thăm dò mới của trang mạng Quartz khi họ hỏi liệu chuyên ngành kinh doanh có phải là "niềm đam mê" trong sự nghiệp của họ, ít hơn một nửa cho rằng :

Họ xếp vào nhóm cuối (dưới 50%) trong bảng đo "độ thỏa mãn mục tiêu": của Quartz. Trang mạng này định nghĩa "độ thỏa mãn mục tiêu" trong nghề nghiệp là việc mỗi người thoải mái đi làm hàng ngày và có động lực để đạt được mục tiêu phía trước. Với các sinh viên mới tốt nghiệp thì điều này thậm chí còn tồi tệ hơn.

Ngay cả những người có trình độ sau đại học về kinh doanh (thường là MBA), kết quả nhận được là họ ít "độ thỏa mãn mục tiêu" hơn đáng kể so với những người cùng thời trong các lĩnh vực khác. Cuộc khảo cũng đưa ra một lưu ý rằng trong khi có thể dễ dàng tìm việc với một tấm bằng kinh doanh, công việc đó có thể là việc rà soát hóa đơn ngày qua ngày.
Tuy nhiên có một số tin tốt cho những người trong ngành kinh doanh: Trong khi các nhà khoa học máy tính có thể kiếm được nhiều tiền ngay khi ra trường, kinh doanh là một con đường sinh lợi nhiều hơn cả trong dài hạn. 95% các nhân viên kinh doanh (bao gồm cả trình độ đại học) có mức tiền lương là 4.230.000 USD trong suốt cuộc đời, so với mức 3.930.000 USD cho chuyên ngành khoa học máy tính.