Điểm lại những câu nói nổi tiếng của Bill Gates

Cùng nhìn lại những câu trích dẫn nổi tiếng của người giàu nhất thế giới, Bill Gates nhân sinh nhật lần thứ 59 của ông.

Bill Gates sinh ngày 28/10/1955, là người sáng lập Microsoft, hãng phần mềm danh tiếng bậc nhất. Ở tuổi 59, ông sở hữu khối tài sản ròng 80 tỷ USD, nhiều năm liền giữ vị trí giàu nhất thế giới. Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates mà ông cùng vợ gây dựng năm 1997 trao tặng 4 tỷ USD mỗi năm.

Theo Financial Times, ông có lẽ là nhân vật có ảnh hưởng nhất đến loài người hơn bất kỳ cá nhân nào khác trong lịch sử.

Bill Gates đã xuất phát từ đâu để có được vị trí như ngày hôm nay? Thu thập câu trả lời phỏng vấn suốt 20 năm qua của ông, chúng ta có thể hình dung phần nào điều này.


Về hành trình đã đạt được

“Thật tuyệt vời khi đi từ thế giới nơi máy tính còn lạ lẫm và phức tạp tới nơi chúng trở thành công cụ của cuộc sống hàng ngày. Đó là giấc mơ tôi muốn hiện thực hóa và phần nào làm được”.

(Trả lời Rolling Stone, ngày 13/3/2014)

Vì sao Microsoft thành công

“Phần lớn đối thủ của chúng tôi đều chỉ thành công với một sản phẩm… Họ không nghĩ về phần mềm theo cách rộng lớn hơn. Họ không nghĩ về công cụ và sự hiệu quả. Do đó họ chỉ làm một sản phẩm mà không làm mới nó cho thế hệ tiếp theo”.

(Trả lời BBC, ngày 19/6/2008)


Về việc hợp tác cùng Steve Jobs

“Steve và tôi rất khác nhau song chúng tôi đều giỏi chọn người. Chúng tôi giàu năng lượng và làm việc vô cùng chăm chỉ. Chúng tôi là đối tác gần gũi khi phát triển phần mềm Mac đầu tiên và đó là điều tuyệt vời. Tuy nhiên, chúng tôi cũng rất ngây thơ. Steve hứa hẹn mẫu máy tính chỉ có giá 499 USD song lại thành 1.999 USD. Dù sao, dự án Mac là trải nghiệm không thể quên”.

(Trả lời Rolling Stone, ngày 13/3/2014)

Về tăng trưởng của Microsoft

“Bạn biết đấy, năm 1975, khi viết “mỗi bàn một máy tính trong một gia đình”, chúng tôi không nhận ra sẽ sở hữu một công ty lớn như thế. Mỗi lần, tôi lại nghĩ “Chúa ơi, chúng ta có thể tăng gấp đôi quy mô được không”?

(Trả lời AllthingsD, ngày 31/5/2007)

Về việc nhà

“Tôi rửa bát mỗi tối. Người khác tình nguyện làm việc này song tôi thích cách tôi đang làm”.

(Trả lời Reddit, ngày 2/10/2014)

Về thành công

“Thành công là người thầy tệ hại. Nó khiến người thông minh nghĩ rằng họ không thể thất bại”.

(Trích trong cuốn tự truyện The Road Ahead, 1995)

Về vai trò của công nghệ

“Tốt thôi, hãy tới các trung tâm Bangalore Infosys song đi thêm 3 dặm và nhìn vào người đang sống không có toilet, không nước sinh hoạt… Thế giới không phẳng, máy tính cũng không nằm trong 5 nhu yếu phẩm hàng đầu của con người”.

(Trả lời The Financial Times, ngày 1/11/2013)

Vì sao ông muốn nhổ tận gốc bệnh tật

“Nhổ tận gốc vô cùng đặc biệt. Số 0 là con số thần kỳ. Bạn có thể làm để đưa nó về 0 và cảm thấy vui mừng; hoặc chỉ làm gần như thế, từ bỏ rồi nó sẽ quay lại mốc ban đầu và như vậy, bạn đã lãng phí mọi sự tín nhiệm, tiền bạc, công sức lẽ ra nên dành cho việc khác”.

(Trả lời The Financial Times, ngày 1/11/2013)

Về vai trò của tiền bạc

“Tôi chắc chắn quan tâm đến thức ăn và quần áo. Tiền bạc không có ích lợi gì với tôi ngoài những điểm đó. Tác dụng của nó là xây dựng một tổ chức và tập trung mọi nguồn lực mang đến cho những người nghèo nhất thế giới”.

(Trả lời Telegraph, ngày 18/1/2013)


Về công trình trong đời

“Công trình quan trọng nhất tôi có cơ hội tham gia, bất kể tôi làm gì, là máy tính cá nhân. Bạn biết đấy, đó là thứ tôi đã lớn lên, khi còn vị thành niên, khi 20, 30, tôi thậm chí còn không nghĩ sẽ kết hôn vì quá ám ảnh với nó. Đó là công trình cả đời của tôi”.

(Trả lời AllthingsD, ngày 31/5/2007)

Về các khách hàng bất mãn

“Những khách hàng bất mãn nhất của bạn chính là nguồn kiến thức phong phú nhất”.

(Trả lời Forbes, ngày 4/3/2014)

Về tầm quan trọng của đổi mới

“Thế giới hiện đại không phải việc tạo ra chính trị. Trước năm 1700, mọi người nghèo khổ. Cuộc đời ngắn ngủi và tàn bạo. Điều đó không phải vì chúng ta không có chính trị gia tốt, chúng ta đã thực sự có một vài người. Song sau đó, chúng ta bắt đầu phát minh - điện, động cơ hơi nước, vi xử lý, thuốc và những thứ tương tự. Đúng, sự bền vững và giáo dục là quan trọng song đổi mới mới chính là tài xế thực sự trong công cuộc phát triển”.

(Trả lời Rolling Stone, ngày 13/3/2014)