Một trong những câu tóm tắt về nghiệp doanh nhân là “Làm chủ doanh nghiệp thực sự điên rồ. Một ngày nọ bạn cảm thấy mình đứng trên đỉnh cao thế giới và ngày tiếp đó lại lại muốn chết đi cho rồi”.
Những trải nghiệm này là 2 mặt của một đồng tiền xu. Thật may, có một vài sự thật đơn giản - dù phũ phàng - sẽ giúp bạn khi bạn là doanh nhân. Có thể bạn không muốn nghe, nhưng 7 thực tại này sẽ giúp bạn trở thành người chủ doanh nghiệp tốt hơn và thành đạt hơn.
1. Mọi thứ không phụ thuộc vào bạn
Tùy từng ngày, điều này có thể hoặc là cú đấm vào lòng tự trọng của bạn hoặc là điều giúp bạn khuây khỏa. Hãy nhớ thế giới không xoay quanh bạn và công ty của bạn. Khi cả cuộc sống của bạn bị bao phủ bởi một công việc kinh doanh mới, bạn rất dễ có cái nhìn phiến diện. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy giống như bạn là người vĩ đại nhất thế giới hoặc thế giới sẽ chấm hết nếu công ty của bạn sụp đổ.
Không điều nào đúng cả. Đơn giản không phải mọi thứ phụ thuộc vào bạn. Hãy thư giãn. Đây là cơ hội lớn nhưng cũng còn nhiều cơ hội khác tương tự.
2. Bạn không thể làm tất cả
Muốn biết một trong những sai lầm lớn nhất mà các doanh nhân mắc phải? Đó không phải là theo đuổi đối thủ hay tiếp thị trước khi có được sản phẩm phù hợp với thị trường (mặc dù cả 2 đều là thách thức chính mà nhiều doanh nhân mới vào nghề đều phải đối mặt). Thay vào đó, đây là ý nghĩ rằng bạn - và chỉ mình bạn mà thôi - là đủ để đưa công ty đến thành công.
Nhiều doanh nhân phấn khích về ý tưởng của họ đến mức họ chắc rằng họ là người duy nhất có thể làm những gì đúng đắn. Mặc dù những người khởi nghiệp phải làm rất nhiều việc lúc ban đầu, nhưng giao phó công việc đóng vai trò quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Nếu bạn cố làm hết mọi việc, bạn sẽ kiệt sức và đưa công ty đến thất bại mà thôi.
Thay vào đó, hãy tập trung thuê những người giỏi ở những lĩnh vực bạn không thể làm tốt được. Đừng thuê “bản sao” của bạn mà hãy tuyển dụng những người có khả năng bù lấp những khoảng trống của bạn và giúp bạn thành công.
3. Khách hàng không quan tâm đến sản phẩm của bạn
Ít nhất là họ chưa. Trở thành người thành đạt nhất và vĩ đại nhất có thể làm bạn cảm thấy hài lòng, nhưng cho đến khi bạn kết nối và đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, họ sẽ chưa hề quan tâm đến sản phẩm của bạn. “Hãy làm ra sản phẩm và khách hàng sẽ tìm đến” chỉ có trên phim ảnh mà thôi. Còn trong đời thực, bạn phải gắn kết những sản phẩm của bạn với cuộc sống hàng ngày của khách hàng nếu bạn hy vọng những gì mình làm ra có chút ảnh hưởng nào đó.
Để thành công với tư cách chủ doanh nghiệp, hãy tập trung xây dựng cá tính tiêu dùng hay còn gọi là diện mạo khách hàng (customer persona) và hiểu rõ cuộc sống thực hàng ngày của các khách hàng tiềm năng. Tập trung vào xây dựng thương hiệu của bạn và xúc tiến, quảng bá chúng, chứ không phải quảng bá bạn, và bạn sẽ nhận thấy, rốt cuộc, bạn có được mọi sự quan tâm, chú ý bạn cần.
4. Bạn sẽ thất bại - và điều này là bình thường
Ta không nói rằng công ty của bạn đang có xu hướng đi xuống. Ở đây, chúng ta bàn về những thất bại “nhỏ hơn”. Một hành động sai lầm khiến bạn mất tiền. Một sai lỗi trong marketing kéo giảm doanh số bán. Thất bại trong việc có được bộ phận dịch vụ khách hàng hiệu quả để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và giữ chân khách hàng.
Những chuyện này thực sự đáng thất vọng, nhưng chúng luôn xảy ra.
Tin tốt là những thất bại nhỏ này không có nghĩa là mọi chuyện sẽ đi đến chỗ chấm hết. Chúng là một phần quan trọng trong quá trình tăng trưởng. Nếu bạn có thể vượt qua những trở ngại này, bạn sẽ rộng bước tiến đến thành công lớn hơn.
5. Bạn không bao giờ kiếm được tiền triệu
Sẽ mất nhiều thời gian để thành công trong kinh doanh. Người ta thường nói rằng phía sau thành công là rất nhiều năm làm việc miệt mài và chăm chỉ, và điều này hoàn toàn đúng. Truyền thông có thể bắt đầu đăng tải bài về một doanh nghiệp và điều này như thể công ty này từ trên trời rơi xuống. Không phải như vậy. Những người chủ doanh nghiệp phải làm việc quần quật một cách thầm lặng trong nhiều năm trời trước khi họ đạt được vinh quang.
Đây cũng là con đường bạn phải đi. Và khi thành công của bạn đến, có thể không phải là hàng triệu USD. Mặc dù những anh hùng thương trường là những người làm việc cho Google hay Facebook để kiếm đồng lương, nhưng đó là ngoại lệ - không phải tiêu chuẩn. Hãy chấp nhận rằng thành công của bạn có thể nhỏ hơn, nhưng nó vững chắc và đáng giá.
6. Bạn cô độc
Đặc biệt vào lúc đầu, trở thành doanh nhân có thể rất cô độc. Khi bạn chưa tạo dựng được đội ngũ làm việc của mình, và tất cả những gì bạn có chỉ là ý tưởng và lòng đam mê, thật khó để gắn kết với những người khác không có cùng đam mê với bạn. Mọi thứ xung quanh bạn có thể khiến bạn nản lòng, buộc bạn phải rời xa những người thân thiết của mình.
Đồng thời, thời gian làm việc dài hơn sẽ khiến cho việc duy trì cuộc sống xã hội và gia đình trở nên khó khăn hơn. Sẽ cần sự điều chỉnh, nhưng bạn vẫn cần chắc chắn rằng sẽ đầu tư vào những mối quan hệ quan trọng nhất - bất kể bạn bận rộn cỡ nào. Doanh nghiệp sẽ “đến và đi” nhưng gia đình và bạn bè sẽ không dễ dàng thay thế được.
7. Thói quen khơi dậy nguồn cảm hứng mỗi ngày
Nguồn cảm hướng thúc giục bạn khởi nghiệp, nhưng thói quen giúp bạn thành công. Nếu bạn muốn trở thành doanh nhân thành đạt, bạn cần ngay lập tức bắt đầu những thói quen đúng đắn. Trách nhiệm tài chính, nguyên tắc và làm việc chăm chỉ đóng vai trò rất quan trọng. Nhưng sức khỏe thể chất, trí tuệ cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cá nhân cũng quan trọng không kém.
Trở thành một người với những tính cách và kỹ năng đúng đắn cũng quan trọng như tuyển dụng đúng một nhân viên giỏi. Hãy tạo dựng thói quen của bạn ngay và bạn sẽ chúng sẽ có mặt để giúp đỡ bạn khi nguồn cảm hứng của bạn thoái trào.
Không ai nói rằng trở thành doanh nhân thành đạt là việc dễ dàng, nhưng nó đáng để cố gắng và bỏ công sức. Bạn càng nhận ra và hiểu rõ những sự thật phũ phàng này sớm bao nhiêu, bạn càng trở thành doanh nhân thành đạt sớm bấy nhiêu.