5. Không mạo hiểm
Bạn đã tiết kiệm được khoản kếch xù và tổ trứng của bạn đang chuẩn bị nở. Thường thì đây là lúc bạn chuẩn bị có chiến lược nhất định trong việc cố gắng tiết kiệm các khoản chi tiêu khẩn cấp thành một khoản dự trữ cho bạn khi nghỉ hưu. Khi mà tiết kiệm và không chi tiêu quá tay là những thói quen tốt cần có, chúng cũng có thể là một lỗi lầm nếu bạn không bắt tiền làm việc cho bạn.
Bất cứ một nhà tư sản nào cũng có thể nói cho bạn biết rằng chìa khóa để tạo nên sự giàu có to lớn là sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm. Những người như Vanderbilt, Rockefeller và Carnegie là những ví dụ hoàn hảo. Họ nhìn thấy khả năng của một nhu cầu nhất định, mặc dù họ nhận ra rằng đi kèm với nó là một mức độ rủi ro không nhỏ nhưng họ vẫn nhìn thấy được cái kết quả to lớn nó có thể mang lại. Những người này được thúc đẩy bởi những thứ to lớn hơn tiền, đối với họ thì có được sự giàu có có nghĩa là có được một di sản. Tiền chỉ là sản phẩm được sinh ra trong quá trình họ theo đuổi mục tiêu và đam mê riêng của bản thân.
Bất kỳ sự đầu tư nào cũng bao gồm rủi ro mạo hiểm. Thế nhưng bạn có thể hạn chế rủi ro bằng cách học hỏi và tích lũy thêm kiến thức.“ Rủi ro đến từ việc bạn không biết rõ mình đang làm gì” - Warren Buffett.
6. Không hiểu được giá trị của uy tín
Tính năng động của thương mại trên thế giới hiện nay đang thay đổi nhanh chóng và những người giàu có cũng không hề chậm chân mà nhận ra rằng uy tín và sự trung thực cũng được trả tiền một cách hợp pháp. Đã qua rồi những ngày dẫm chân lên những người nhỏ bé và đâm sau lưng người khác trên đường tới đỉnh cao. Cách suy nghĩ lạc hậu này cũng là một lỗi lầm lớn.
Trên thị trường mua bán online hiện nay, các cá nhân và doanh nghiệp dựa vào đánh giá và xếp hạng để chọn sản phẩm và dịch vụ. Khi mọi người muốn biết về dịch vụ của bạn, họ sẽ tự động truy cập internet để tìm hiểu xem bạn được đánh giá như thế nào. Vì thế nên uy tín của bạn là vô cùng quan trọng, chỉ một đánh giá không tốt là bạn có thể đánh mất 10 khách hàng tiềm năng, hai đánh giá không tốt là mất 20 khách hàng… Điều đó có nghĩa là bạn cần chú ý đến việc duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt nếu bạn muốn kinh doanh thành công. Trong khi bạn tập trung vào các nhiệm vụ thường ngày để đưa ra những sản phẩm chất lượng, đừng quên khách hàng sẽ tìm đến nơi mà họ thực sự trở thành “thượng đế”. Dành thời gian cho việc xây dựng uy tín và danh tiếng cho sản phẩm của bạn, và đừng quên cố gắng cải thiện những mối quan hệ đang trên đường đổ vỡ.
7. Không biết cách phân bổ công việc
Nhiều người bắt đầu kinh doanh chỉ để thu lợi nhuận mà không biết cách để phân bổ công việc. Lỗi lầm này có thể sẽ khiến bạn phải trả giá rất lớn. Sự giàu có của sự tự do khi sở hữu doanh nghiệp sẽ bị thay thế bởi sự lo lắng rằng doanh nghiệp sẽ không thể vận hành tốt nếu thiếu bàn tay quản lý và điều hành của bạn.
Cách nghĩ này chắc chắn sẽ khiến bạn ngày càng mệt mỏi hơn. Đừng nhầm lẫn giữa phân bổ công việc với việc quản lý vi mô các nhân viên. Bạn nên tin tưởng vào khả năng điều hành của họ. Tìm hiểu đam mê của nhóm làm việc là gì và xem xét có vấn đề gì trong doanh nghiệp khiến họ có động lực làm việc. Hệ thống này giúp bạn phân bổ công việc và bạn sẽ thấy rằng công việc được hoàn thành tốt hơn và hiệu quả hơn.
Nếu không nói đến thì 7 lỗi này sẽ gây ra nhiều thiệt hại không thể tưởng. Hãy dùng thời khắc này để nhìn lại bản thân. Bạn có đang trên hành trình đi đến giàu có? Hay bạn chỉ cố để có nhiều tiền mà thôi?
“Sự thỏa mãn và hạnh phúc khi đạt được giấc mơ và sống với đam mê thường bị nhầm lẫn với kết quả của việc nhiều tiền. Đừng đo lường hành trình cuộc đời của bạn bằng tiền bạc mà nên đo bằng các ký ức chứ không phải bằng các hóa đơn; bằng các khoảnh khắc cho đam mê chứ không phải bằng tiền mặt; bằng hạnh phúc được sẻ chia chứ không phải được mua bán.”