10 hành vi không bao giờ thấy ở những người thành công

10 hành vi không bao giờ thấy ở những người thành công

(NDH) Điều quyết định thành công không phải là ở bản tính tự nhiên hay thói quen cá nhân của con người mà chính là hành vi.

Khi bạn dành cả thập kỷ để làm việc với những giám đốc và những nhà lãnh đạo thì bạn sẽ có không ít thì nhiều hiểu biết về sự thành công. Và tôi đã nhận thấy rằng điều quyết định thành công không phải là ở bản tính tự nhiên hay thói quen cá nhân của con người mà chính là hành vi.

Hành vi ở đây có nghĩa là gì? Đó là cách bạn xử sự dưới những áp lực, là cách bạn giao tiếp với người khác, là thái độ của bạn đối với khách hàng, là cách bạn cố gắng để làm những việc nên làm, là việc bạn có hoàn thành được mục tiêu đặt ra hay không, là việc bạn có tập trung và có kỷ luật cao hay không…

Thực ra thì tôi cũng nên thừa nhận rằng tôi có biết một số nhà lãnh đạo hay CEO có tính cách và hành vi khá kỳ quái nhưng cũng khá thành công. Nhưng sớm hay muộn, thường là khi áp lực quá nhiều và mọi việc không diễn ra như kỳ vọng thì họ sẽ phơi bày những hành vi tự hủy hoại của bản thân. Kết quả đáng buồn nhưng không khó đoán, họ đưa cả doanh nghiệp của mình đi xuống cùng.

Nếu bạn muốn làm điều lớn trong lâu dài, tốt nhất là bạn nên có một cái nhìn đúng đắn về bản thân và xem có những hành vi nào cản đường sự nghiệp của bạn không.

Ngây thơ. Ban đầu thì chúng ta có cái nhìn khá tích cực và thậm chí là cả tin, nhưng khi bạn dần dần hiểu biết và có ánh mắt hoài nghi hợp lý thì cơ hội thành công của bạn sẽ cao hơn nhiều. Nguyên nhân rất đơn giản: những người ngu ngốc không thể thắng. Hãy học cách chất vấn mọi thứ bạn đọc và nghe.

Lo sợ. Áp lực cao là điều rất bình thường đối với các doanh nhân. Mọi chuyện không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng ý muốn và nhiều lúc còn diễn ra với tình huống quá tệ. Nếu bạn không thể vượt qua và luôn duy trì bình tĩnh thì mọi chuyện sẽ chẳng đi đến đâu.

Cuồng nhiệt. Dĩ nhiên đam mê là một trong những điều kiện quan trọng cần có để thành công nhưng cái gì cũng cần có “độ”. Nếu bạn vượt qua cái “độ” đó để thành quá mức đam mê thì nó sẽ là con dao hai lưỡi chống lại bạn. Tôi đã chứng kiến điều đó rất nhiều lần. Quá đam mê – cuồng nhiệt sẽ khiến bạn có cái nhìn không thực tế và thiếu hợp lý, dẫn đễn việc đưa ra những quyết định sai lầm.

Lười biếng. Những người đã và đang cố gắng trên hành trình tìm thành công cho bản thân đều biết rõ một sự thật: Có vô cùng nhiều việc khó khăn cần làm trên suốt con đường. Đó là lý do vì sao họ cần tập trung và có kỷ luật với bản thân. Nhưng hầu hết mọi người đều nản mà trở nên lười biếng nên họ không thể làm được việc lớn. Đơn giản là vậy đấy.

Tinh thần không kiên nhẫn. Steve Jobs đã từng nói rằng “Điều phân biệt giữa những doanh nhân thành công và không thành công một nửa là sự kiên trì” và nếu bạn không có sự đam mê đối với việc bạn đang làm thì bạn không thể kiên trì giữ vững cái ‘sự kiên trì’ cần có đó. Có rất nhiều người chỉ muốn được thỏa mãn ngay lập tức.

Không kiểm soát cảm xúc. Có nhiều cảm xúc rất khó để có thể kiểm soát như ghen tỵ, ngại ngùng, thấp cổ bé họng… và những cảm xúc tiêu cực này khiến bạn cư xử không đúng với những người xung quanh, những người làm việc cùng bạn. Tin tôi đi, nó sẽ kết thúc sự nghiệp của bạn trong nháy mắt.

Ích kỷ. Nếu bạn đang cư xử như thể mình là cái rốn của vũ trụ thì bạn cần có tài năng để tự tin với điều đấy. Ngay cả khi như thế, chỉ nghĩ đến bản thân sẽ làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Công việc, doanh nghiệp không phải là mình bạn mà là về trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm của bạn. Hãy nên nhớ vai trò của bạn chính là phục vụ khách hàng.

Sống trong quá khứ và tương lai. Ai cũng biết là chúng ta có thể học hỏi nhiều điều từ quá khứ nhưng đừng quá bám lấy nó để tự hủy hoại mình. Tương tự, chúng ta có thể lên kế hoạch cho tương lai nhưng đừng bỏ quên hiện tại vì hành động đó sẽ khiến mọi sự học hỏi và kế hoạch của bạn chẳng đi đến đâu.

Thờ ơ. Bạn có thể nghe những cụm từ như “bất cứ gì dùng được” hay “tất cả đều có thể” và “không lo gì cả” khá nhiều nhưng chắc chắn không phải từ những người nắm trong tay chữ “thành công”. Sự thờ ơ không xuất hiện trong từ điển của họ.

Quá nhạy cảm. Nếu da mặt bạn quá mỏng để mọi điều chỉ trích có thể khiến bạn phát điên và ngay cả những câu xúc phạm nhỏ nhặt cũng khiến bạn để tâm thì con đường đến thành công đã khó còn khó hơn nữa. Có một lý do hợp lý giải thích vì sao các doanh nhân thành công thường có chút khiếu hài hước hay khiêm tốn. Điều đó giống như là một yêu cầu nên đừng quá nghiêm trọng hóa vấn đề.

Một điều cuối cùng. Nếu có bất kỳ điều xúc phạm nào đủ để khiến bạn muốn cất tiếng nói phản bác, bạn cần nhớ là bạn phải xử lý một hay vài vấn đề về điều đó. Thêm nữa là hãy nhìn vào mặt sáng của vấn đề, ít nhất thì bạn không hề thờ ơ.