Ba lý do các quỹ phòng ngừa rủi ro sẽ rơi rụng trong năm 2016

(NDH) Các quỹ phòng ngừa rủi ro đã có một năm 2015 đầy khó khăn. Theo Hedge Fund Research, trung bình lợi nhuận của các quỹ này giảm 3,72%. Bên cạnh đó, chỉ số S&P 500 dùng để so sánh hiệu suất của các quỹ cũng giảm 2,59% trong năm nay.

Đã có khá nhiều quỹ phòng ngừa rủi ro công khai đóng cửa và bán lại trong năm 2015. Số liệu của Hedge Fund Research cho thấy trong quý II/2015 đã có 200 quỹ đóng cửa, con số này trong quý III/2015 là 257 quỹ. Qua đó nâng tổng số quỹ đóng cửa tính tới hết quý III/2015 lên 674 quỹ, tăng 13 quỹ so với cùng kỳ năm trước.

Đã có nhiều quỹ danh tiếng bị ảnh hưởng như Tập đoàn Đầu tư Fortress cho biết họ sẽ phải đóng cửa quỹ vĩ mô của mình vào tháng 10/2015 hay công ty Tiger Veda Management đã tuyên bố ngừng hoạt động sau 11 năm vào tháng trước.

Trong cuộc trao đổi với Business Insider, ông Don Steinbrugge – đối tác điều hành của Agecroft Partners LLC – cho rằng xu hướng đóng cửa của các quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ tiếp diễn trong năm 2016 bởi 3 lý do chính.

Ông DonSteinbrugge

Phân chia lợi nhuận

Lý do đầu tiên là sự phân chia lợi nhuận giữa các nhà quản lý.

Theo dữ liệu hiệu suất của HSBC, có sự khác biệt lớn giữa thu nhập của các nhà quản lý khi có người đạt mức lợi suất 30%, nhưng cũng có người báo lỗ 20%.

Ông Steinbrugge cho rằng nếu các nhà quản lý đều có tỷ suất lợi nhuận tương đương nhau, sẽ khó để đuổi việc ai đó. Nhưng nếu giữa các quỹ phòng ngừa rủi ro hàng đầu có khoảng cách lợi nhuận lớn, chúng ta sẽ thấy nhiều lên đáng kể những vụ bán lại của các quỹ có hiệu quả hoạt động thấp, tăng xác suất đóng của của các quỹ này.

Sự bất ổn

Việc bán lại và cuối cùng là đóng cửa của các quỹ phòng ngừa rủi ro có sự “góp sức” lớn của sự biện động và cách các nhà quản lý quỹ xử lý nó.

Trong quý III/2015, các danh mục đầu tư của các hàng loạt quỹ phòng ngừa rủi ro đã bị ảnh hưởng. Đặc biệt vào ngày 24/8, chỉ số biến động (VIX) đạt mức cao nhất trong 4 năm qua do các thị trường bị đánh gục hoàn toàn.

Theo ông Don Steinbrugge, khi thị trường có nhiều biến động như hồi tháng 8/2015 hay hồi đầu tháng này, chúng ta sẽ chứng kiến các vị quản lý quỹ thua thiệt nhiều do không quản lý tốt. Và một khi đã rơi vào tình cảnh như vậy, các quỹ sẽ gắn liền với những con số mang tính tiêu cực, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của họ.

Thanh khoản

Yếu tố thứ 3 là tính thanh khoản, hay nói cách khác là thiếu thanh khoản. Điều này có thể tạo nên một vấn đề khi các nhà quản lý quỹ phải đáp ứng yêu cầu mua lại lớn.

Trong một số trường hợp, quỹ phòng ngừa rủi ro sẽ gặp khó khăn để bán nhằm tạo ra lượng tiền mặt đủ lớn với yêu cầu bán lại. Điều này có thể khiến thiệt hại tăng lên bởi những tài sản họ muốn bán rơi xuống đã rơi xuống mức thanh khoản thấp.

Trong một số trường hợp khác, các quỹ buộc phải trì hoãn việc trả lại các khoản mua để có thêm thời gian để thanh lý các tài sản khó bán. Tuy nhiên, chiến lược này thường gây ảnh hưởng tới các nhà đầu tư và tạo ra một cuộc chạy đua thoái vốn khỏi các quỹ phòng ngừa rủi ro.