Triển vọng gì từ những cuộc họp các ngân hàng trung ương?

Triển vọng gì từ những cuộc họp các ngân hàng trung ương?

(NDH) Hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới đã và đang thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Một số ngân hàng trung ương lớn sẽ họp trong tuần này. Tuy nhiên, liệu những chính sách này có thúc đẩy được nền kinh tế toàn cầu?

Tính từ đầu năm nay, hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ và vẫn đang có ý định tiếp tục theo đuổi chính sách này. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy những động thái này, vốn giúp thị trường chứng khoán tăng lên mức cao kỷ lục, liệu có hỗ trợ được nền kinh tế hay không.

Trụ sở FED

Một số ngân hàng trung ương sẽ nhóm họp trong tuần này, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và ngân hàng trung ương Thụy Điển (Riksbank). Các ngân hàng này đã sử dụng biện pháp mua lại trái phiếu chính phủ như một công cụ kích thích nền kinh tế thay vì hạ lãi suất vốn đã ở mức quá thấp.

Tuy nhiên, khảo sát của hãng tin Reuters cho thấy giá dầu giảm đã tác động đến người tiêu dùng và chính sách nới lỏng tiền tệ gần đây không thay đổi nhiều triển vọng kinh tế toàn cầu.

Chương trình nới lỏng định lượng của FED đã được dừng lại cách đây 6 tháng. Tuy nhiên, có vẻ như cơ quan này sẽ buộc phải chờ tới cuối năm nay để tăng lãi suất thay vì trong tháng 6/2015 như nhiều dự đoán trước đó.

Thời tiết mùa đông khắc nghiệt tại Mỹ đã ảnh hưởng đến hoạt động thương mại. Bên cạnh đó, đồng USD tăng giá đã kiềm chế lạm phát cũng như tác động đến ngành xuất khẩu nước này. Tất cả những nguyên nhân khiến FED sẽ chậm tăng lãi suất trong năm nay.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia kỳ vọng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ có một tuyên bố rõ ràng rằng FED sẽ thực hiện điều chỉnh lãi suất lên mức bình thường ngay khi có cơ hội.

BNP Paribas cho biết thị trường lao động Mỹ hồi phục cùng với những dự đoán lạc quan về tình hình lạm phát tại Mỹ là dấu hiệu cho thấy việc nâng lãi suất sẽ có thể diễn ra trong thời gian ngắn sắp tới.

Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng thị trường tài chính và tình hình kinh tế thế giới vẫn không ổn định. Trong tuần trước, chỉ số Nasdaq đã tăng lên mức cao kỷ lục trên thị trường Phố Wall do sự bùng nổ của cổ phiếu ngành công nghệ, qua đó gia tăng những lo ngại của nhà đầu tư về kịch bản bong bóng dot.com năm 2000.

Thị trường chứng khoán Đức cũng tăng hơn 20%, nguyên nhân là chính sách mua lại trái phiếu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã hạ giá đồng Euro (khiến giá cổ phiếu rẻ hơn) cũng như làm giảm lãi suất trái phiếu tại đây (khiến đầu tư chứng khoán lợi nhuận hơn).

Triển vọng kinh tế khu vực đồng Euro đã khởi sắc hơn trong vài tháng qua. Nhưng tương lai của khu vực này vẫn còn chưa ổn định khi tỷ lệ thất nghiệp cao và rủi ro vỡ nợ tại Hy Lạp. Trong tuần này, những số liệu công bố bởi ECB sẽ cho thấy liệu các ngân hàng khu vực này có thực sự gia tăng được tín dụng tư nhân (vốn đang trong tình trạng ảm đạm) hay không.

Tại Nhật Bản, 15 năm liên tục BoJ bơm tiền ra thị trường nhằm thoát khỏi tình trạng giảm phát, câu hỏi về sự hiệu quả của chính sách này đã có kết quả

2 năm sau khi thực hiện chính sách kích thích trị giá nhiều nghìn tỷ Yên nhằm thúc đẩy lạm phát, kinh tế Nhật Bản đã thoát khỏi tình trạng suy thoái nhờ tăng thuế tiêu thụ. Tuy nhiên, triển vọng trái ngược với năm 2013

Chuyên gia kinh tế trưởng Mark Williams của Capital Economics nhận định thu nhập của người lao động và giá cả hàng hóa tại Nhật Bản tăng rất ít từ khi các chính sách kích thích kinh tế được thực hiện.

Nhiều chuyên gia dự đoán BoJ có thể sẽ hạ mức lạm phát mục tiêu cho năm tài khóa này. Những chính sách nới lỏng tiền tệ tiếp theo có thể được thực hiện vào cuối năm, khoảng tháng 10/2015.

Ngân hàng trung ương Thụy Điển (Riksbank) đã thực hiện chính sách cắt giảm lãi suất xuống dưới 0% và đang thực hiện chương trình mua lại tài sản nhằm đối phó rủi ro giảm phát. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng đang phải đối mặt với tình hình tăng trưởng kinh tế chậm, giá nhà và nợ hộ gia đình tăng cao.

Trái ngược với những quốc gia trên, ngân hàng trung ương Brazil họp vào tuần này phải đối mặt với một tình thế hoàn toàn khác. Trong khi hầu hết các nước đang cắt giảm lãi suất, Brazil lại phải đối mặt với tình hình kinh tế suy thoái và lạm phát tăng mạnh.

Theo thăm dò của Reuters, tỷ lệ lãi suất tại Brazil dự kiến sẽ tăng thêm 50 điểm cơ bản lên 13,25%, một trong những mức lãi suất cơ bản cao nhất thế giới.