Thông tư 36: Điểm danh những khoản đầu tư trên 5% của ngân hàng tại TCTD khác

Thông tư 36: Điểm danh những khoản đầu tư trên 5% của ngân hàng tại TCTD khác

Vietcombank hiện đang sở hữu cổ phần của 5 ngân hàng và công ty tài chính khác, 4 trong số này sở hữu trên 5%

Điều 20 của Thông tư 36 đã có những giới hạn về việc ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của các tổ chức tín dụng (TCTD) khác. Theo đó, ngân hàng thương mại chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa không quá 2 TCTD khác, trừ trường hợp TCTD khác là công ty con của ngân hàng đó.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nắm giữ tại TCTD khác phải dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD khác đó và không được cử người tham gia hội đồng trị quản trị của TCTD mà ngân hàng mua mua cổ phần, trừ trường hợp TCTD đó là công ty con của ngân hàng hoặc ngân hàng thương mại tham gia tái cơ cấu, xử lý TCTD yếu kém theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước.

Các trường hợp ngoại lệ được thực hiện khi việc mua, nắm giữ cổ phiếu nhằm tái cơ cấu, hỗ trợ tài chính cho TCTD gặp khó khăn và được Ngân hàng nhà nước chấp thuận hoặc được Ngân hàng nhà nước chỉ định theo quy định của pháp luật.

Hiện tại, có một số trường hợp ngân hàng thương mại đang sở hữu trên 5% cổ phần của các ngân hàng, công ty tài chính cũng như sở hữu cổ phần của nhiều hơn 2 TCTD.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank hiện đang sở hữu cổ phần tại ít nhất 5 TCTD gồm Ngân hàng Quân Đội (MB), Ngân hàng Phương Đông (OCB), Eximbank, Saigonbank và Công ty Tài chính Xi măng. Trong số này, chỉ có Saigonbank là sở hữu dưới 5% (xem biểu đồ phía dưới).

Ngân hàng Hàng Hải - Maritime Bank hiện đang đầu tư vào MB (9,9%), MDBank (10,2%) và Tài chính Dệt may (11%). Hiện Maritime Bank đã được Ngân hàng nhà nước chấp thuận mua lại Công ty Tài chính Dệt may và MDBank thì có chủ trương sáp nhập vào Maritime Bank.

Không tính việc các ngân hàng thương mại góp vốn vào các ngân hàng liên doanh thì một số trường hợp sở hữu trên mức 5% còn có Vietinbank sở hữu 10,4% Saigonbank, ABBank sở hữu 8,4% EVN Finance và Techcombank sở hữu 10% Tài chính Hóa chất.

Hiện nhiều ngân hàng đã và đang tìm mua lại các công ty tài chính như Techcombank mua lại Tài chính Hóa Chất (VCFC), VPBank mua Tài chính Than Khoáng sản, HDBank mua công ty tài chính SGVF, SHB mua công ty Tài chính Vinaconex Viettel…

Thông tư 36 có hiệu lực từ 1/2/2015, do vậy các ngân hàng chỉ có hơn 2 tháng để thực hiện các điều chỉnh theo các quy định của thông tư này.

>> Áp dụng Thông tư 36: Dư nợ dành cho đầu tư cổ phiếu sẽ là bao nhiêu?

Thông tư 36: Điểm danh những khoản đầu tư trên 5% của ngân hàng tại TCTD khác (1)

Thông tư 36:

>>NHTM được sử dụng tối đa 60% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn

>>NHNN hạ hệ số rủi ro các khoản cho vay chứng khoán, bất động sản xuống mức thấp nhất theo thông lệ

>> Không cho vay kinh doanh cổ phiếu quá 5% vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại

>> Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá 2 TCTD khác

>> Áp dụng Thông tư 36: Dư nợ dành cho đầu tư cổ phiếu sẽ là bao nhiêu?

KAL