Sở hữu chéo, nắm trên 5% VĐL của TCTD khác: Ngân hàng phải thoái vốn trong vòng 12 tháng

Sở hữu chéo, nắm trên 5% VĐL của TCTD khác: Ngân hàng phải thoái vốn trong vòng 12 tháng

Nếu ngân hàng đang cử đại diện tham gia Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng nhận góp vốn thì phải làm đơn từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng đó.

Điều 20 của Thông tư 36 đã giới hạn việc ngân hàng thương mại mua cổ phiếu của không qua 2 tổ chức tín dụng khác đồng thời tỷ lệ sở hữu tại TCTD khác đó cũng không được quá 5%.

Theo quy định tại Điều 26 của Thông tư 36, khi thông tư này có hiệu lực thi hành (1/2/2015), nếu ngân hàng không đáp ứng quy định trên thì sẽ không được mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác đó cho đến khi đáp ứng được các quy định này, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Bên cạnh đó, Thông tư 36 cũng không các ngân hàng cử đại diện tham gia HĐQT của tổ chức tín dụng được góp vốn (trừ một số trường hợp cụ thể).

Do vậy, người đại diện theo ủy quyền phần góp vốn của ngân hàng thương mại là thành viên HĐQT của tổ chức tín dụng nhận góp vốn phải làm đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của tổ chức nhận góp vốn để Đại hội cổ đông miễn nhiệm, bãi nhiệm chậm nhất vào cuộc họp Đại cổ đông gần nhất gần nhất tính từ thời điểm thông tư 36 có hiệu lực.

Khoản 5, Điều 18 của Thông tư 36 quy định ngân hàng thương mại, công ty tài chính không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông của chính ngân hàng thương mại, công ty tài chính đó; không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là người có liên quan của cổ đông lớn, của người quản lý của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đó.

Ngân hàng thương mại, công ty tài chính sẽ không được thực hiện thêm bất kỳ khoản góp vốn, mua cổ phần nào cho đến khi đảm tuân thủ các quy định của Điều 129 Luật các tổ chức tín dụng và khoản 5, điều 18 Thông tư 36.

Trong cả 2 trường hợp trên, ngân hàng phải xây dựng phương án xử lý, trong đó có biện pháp và kế hoạch thoái vốn để đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ khi thông tư có hiệu lực.

Các trường hợp khác được quy định tại chương III, bao gồm các Điều 22, 23, 24, 25 và 26 của Thông tư 36.

Hiện tại, có một số trường hợp ngân hàng thương mại đang sở hữu trên 5% cổ phần của các ngân hàng, công ty tài chính cũng như sở hữu cổ phần của nhiều hơn 2 tổ chức tín dụng.

Điển hình nhất là việc Vietcombank đang sở hữu cổ phần của 5 tổ chức tín dụng khác, gồm Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Phương Đông, Eximbank, Saigonbank và Tài chính Xi măng.

Các trường hợp khác xem thêm tại đây: Điểm danh những khoản đầu tư trên 5% của ngân hàng tại TCTD khác

Còn về trường hợp nắm chéo giữa ngân hàng và cổ đông của ngân hàng, hiện có trường hợp CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp – Thương mại Củ Chi (Cidico) nắm giữ 2,72% vốn điều lệ của VietA Bank; còn VietA Bank sở hữu 8,4% cổ phần của Cidico.

Thông tư 36: Điểm danh những khoản đầu tư trên 5% của ngân hàng tại TCTD khác (1)


!

Thông tư 36:

>>Thông tư 36: “Chắc chắn sẽ bất lợi cho không ít ngân hàng”  


>>“Thông Tư 36 không làm giảm lượng margin trên thị trường!”


>> Bài 2: Ông Winston Lu-Giám đốc Phân tích CK Phú Hưng: Có thông tư 36, dòng vốn chảy vào TTCK sẽ chất lượng hơn


>>Bài 1: "Thông tư 36 chưa ảnh hưởng trực tiếp đến dòng vốn trên TTCK"


>> Thông tư 36: Điểm danh những khoản đầu tư trên 5% của ngân hàng tại TCTD khác


>> Áp dụng Thông tư 36: Dư nợ dành cho đầu tư cổ phiếu sẽ là bao nhiêu?


>>NHTM được sử dụng tối đa 60% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn


>>NHNN hạ hệ số rủi ro các khoản cho vay chứng khoán, bất động sản xuống mức thấp nhất theo thông lệ


>> Không cho vay kinh doanh cổ phiếu quá 5% vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại


>> Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá 2 TCTD khác


KAL