[Live Gateway] Đại diện IFC: Sẵn sàng cung cấp vốn cho DN và chấp nhận mọi rủi ro về tài chính

(NDH) Phát biểu về cơ hội đầu tư tại Việt Nam, đại diện IFC ông George Joseph Ghorra chia sẻ, mục tiêu của IFC là phát triển tài chính và phối hợp với các ngân hàng để cung cấp khoản vay thấp hơn cho các doanh nghiệp.

Hiện IFC có mục tiêu chính yếu trong tập đoàn Ngân hàng thế giới là chấm dứt tình trạng nghèo đói, giảm khoảng cách giàu nghèo. IFC là cơ quan đầu tiên sử dụng cụm từ "phát triển khu vực tư nhân là khu vực chìa khóa then chốt cho mọi nền kinh tế". Hiện, IFC cũng là nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực tư nhân trong các quốc gia. Tổ chức này có các dịch vụ khác nhau trong lĩnh vực quản lý tài sản, sử dụng quỹ đầu, dịch vụ tư vấn. Cung cấp hàng loạt các công cụ khác nhau về quản lý rủi ro.

Tại cuộc họp, ông George Joseph Ghorra, đại diện IFC chia sẻ, thời gian qua IFC đã đầu tư tích cực tại Việt Nam. IFC có 6 quỹ khác nhau trong công ty quản lý tài sản. Phần lớn vốn đầu tư trong thị trường tài chính.

Mục tiêu của IFC là phát triển tài chính và phối hợp với các ngân hàng hiện nay để cùng cung cấp khoản vay thấp hơn cho các doanh nghiệp.

Theo IFC, các lĩnh vực dịch vụ xã hội, khách hàng rất quan trọng, ngoài lĩnh vực thương mại tài chính. Riêng trong lĩnh vực tài chính, IFC cho rằng IFC có cơ hội hợp tác với doanh nghiệp khi các ngân hàng ít cho doanh nghiệp vay trong thời kỳ khủng hoảng.

Chính sách của IFC chú trọng đến việc xóa đói giảm nghèo đó là mục tiêu của IFC đến các thị trường mở. Do đó, IFC có mặt ở đây giúp doanh nghiệp vượt qua khoảng cách khó khăn, IFC sẵn sàng giúp doanh nghiệp những thiếu thốn về tài chính.

IFC có hai mục tiêu song song: xây dựng vai trò của lĩnh vực tư nhân, tăng cường hợp tác với đối tác khác và ngân hàng thế giới. IFC sẵn sàng chấp nhận rủi ro để cung cấp nguồn lực tài chính.

IFC đầu tư ở Việt Nam từ 1994 và mở văn phòng 1997 với khoản vốn đầu tư cho tới thời điểm này là hơn 4.500 triệu USD với 123 dự án. IFC có các điểm nhấn về đầu tư: tài chính đa thương mại, ngành cảng, container ; cũng cố vấn cho Chính phủ khi thiết lập các chuẩn mực đầu thầu cạnh tranh, thỏa thuận hợp tác đầu tư các nhà máy thủy điện.

Trong lĩnh vực linh vực xây dựng đã đầu tư nhà máy Nghi Sơn, trong lĩnh vực thực phẩm như Masan, trong lĩnh vực du lịch là hợp tác với Nam Long. Trong 2013, IFC đã đầu tư 887 triệu USD Mỹ trong đó chủ yếu cho lĩnh vực nhà hàng cũng có dịch vụ về quản lý công ty. Đầu tư vào 2 ,3 quỹ tại VN,

Cơ hội chính tại Việt Nam hiện nay theo đại diện IFC là hàng tiêu dùng ở các cấp độ tiêu dùng khác nhau. Việt Nam hiện nay có kết cấu dân số trẻ đang tăng với nhiều niềm khao khát thành công, với tham vọng thỏa mãn. Nên càng có nhiều trường học mọc lên, nhiều công ăn việc làm trong ngành giáo dục.

Ngoài ra, dân số trung lưu trẻ càng tăng với nguồn thu nhập ngày càng cao. Lực lượng lao động đang tăng trong lĩnh vực sản xuất, Việt Nam cũng đang tiếp cận với tự do thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực tư nhân. IFC đã có thỏa thuận hợp tác với Nokia SamSung và Intel.

Việt Nam cũng có nhiều cơ hội khả năng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. IFC cảm nhận thị trường chứng khoán Việt Nam với mức lợi nhuận hấp dẫn so với các quốc gia khác Đông Nam Á, chỉ thua Trung Quốc. Đây là cơ hội đầu tư vào Việt Nam lớn. Mức đánh giá tín nhiệm tại Việt Nam đã tăng nhiều. Hơn nữa, lĩnh vực ngân hàng cũng có cơ hội đầu tư lớn khi sát nhập các ngân hàng, cơ cấu đầu tư lớn.

Tuy nhiên có nhiều khó khăn tiền tệ khi Việt Nam hội nhập khu vực là Việt Nam phải thích nghi. Thách thức vĩ mô thị trường vốn chưa đầy đủ. Thị trường tài chính có giới hạn nhất định về tài chính và vốn.

Trong thời điểm hiện tại cần nguồn lực để hỗ trợ. Do đó, khung pháp lý cũng cần cải thiện nhiều hơn, quy định tối đa quyền sở hữu nước ngoài đang hạn chế (49% với các doanh nghiệp). Nên các doanh nghiệp có nhu cầu các nguồn vốn khác nhau. Chúng ta thấy việc phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước chậm. Đặc biệt việc vận chuyển hàng hóa, là lĩnh vực có thể tập trung nhiều hơn.

Kết thúc bài phát biểu, đại diện IFC nhấn mạnh đang rất tích cực đầu tư tại Việt Nam và sẵn sàng hỗ trợ đầu tư các nguồn lực tài chính và giúp đỡ các tại các doanh nghiệp và chấp nhận mọi khoản rủi ro.