Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 24 với nội dung tiếp tục gia hạn cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng bằng ngoại tệ. So với Thông tư 43 ban hành năm 2014, Thông tư lần này vẫn cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để thanh toán tiền hàng hóa ra nước ngoài.
Không chỉ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn có thể vay vốn bằng đôla. Ảnh: Anh Quân. |
Tương tự, một số doanh nghiệp trong nước vẫn được vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất qua cửa khẩu biên giới. Tuy nhiên, thời hạn sẽ được mở rộng đến hết tháng 3/2016 thay vì phải chấm dứt từ đầu năm sau theo quy định cũ. Thông tư cho biết, các khách hàng vay này phải có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ. Khi được giải ngân, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho ngân hàng theo hình thức hối đoái giao ngay (spot).
Khác với thông tư 43, Thông tư 25 ban hành mới đây của Ngân hàng Nhà nước không quy định thời hạn chấm dứt cho vay ngoại tệ với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công Thương giao hạn mức hàng năm.
Trong tuần cuối tháng 11, lãi suất bình quân liên ngân hàng với USD ở mức khá cao, trong đó kỳ hạn 6 tháng chạm 2,1%. Lãi suất cho vay USD hiện phổ biến ở mức 3-6,5% một năm, trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3-5,3% một năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 5,5-6,5% một năm.
Trong tuần cuối tháng 11, lãi suất bình quân liên ngân hàng với USD ở mức khá cao, trong đó kỳ hạn 6 tháng chạm 2,1%.