Hơn nữa các NH không độc quyền về dịch vụ nên các mức phí đưa ra đã rất cạnh tranh.
Khảo sát tại bốn NH gồm: TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), DongA Bank và Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) cho thấy nhiều loại phí được NH triển khai khác nhau.
Mỗi NH có chính sách phí khác nhau
Các NH VCB, ACB, DongA Bank đều miễn phí phát hành thẻ, phí duy trì số dư tài khoản là 50.000 đồng, riêng ACB số dư tài khoản là 100.000 đồng. Ngược lại, BIDV thu phí phát hành thẻ là 55.000 đồng và phí duy trì thẻ là 50.000 đồng, chưa kể phí thường niên là33.000 đồng.
Một khoản phí mà nhiều khách hàng bức xúc nhất khi gửi phản ảnh là phí rút tiền từ ATM. Theo các chủ thẻ, phí rút tiền mặt không cao nhưng NH tăng thu phí giao dịch này bằng cách giới hạn số tiền tối đa cho phép rút ở mỗi lần giao dịch.
Anh Đào Việt Cường phản ảnh: “Muốn rút 5 triệu đồng tại ATM tôi phải chia ba lần rút, mỗi lần rút bị tính phí 1.000 đồng. Một mình tôi thì không bao nhiêu, nhưng nhiều người rút, nhiều lần thì số tiền phí này cũng khá lớn”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, VCB và BIDV hiện áp mức phí rút tiền nội mạng là 1.100 đồng/giao dịch, ngoại mạng 3.300 đồng/giao dịch. Hạn mức mỗi lần rút của VCB trên ATM không quá 3,5 triệu đồng.
DongA Bank hạn mức mỗi lần rút 10 triệu đồng, miễn phí tại ATM và tại quầy và POS thu phí 0,055% tổng số tiền rút, tối thiểu 5.500 đồng, tối đa 990.000 đồng.
ACB miễn phí rút tiền nội mạng, ngoại mạng thu 0,03%, tối thiểu 15.000 đồng, tối đa 1 triệu đồng, phí chuyển khoản 0,01%, tối thiểu 15.000 đồng, tối đa 500.000 đồng.
VCB áp dụng chính sách chuyển tiền 3.300 đồng/giao dịch đối với cả hai hình thức chuyển tiền nội mạng và ngoại mạng. BIDV áp dụng mức phí cao hơn, chuyển khoản cùng hệ thống sẽ áp dụng mức phí 0,05%, tối thiểu 2.000 đồng/giao dịch; khác hệ thống, cùng thành phố được miễn phí, ngoài thành phố áp dụng 0,01-0,05%, số tiền dao động 10.000-500.000 đồng.
Hầu hết NH đều thu phí nộp tiền mặt thực hiện khác tỉnh với nơi mở tài khoản 0,03%, tối thiểu 10.000đồng, tối đa 1 triệu đồng.
Các NH cũng áp dụng tính phí chuyển khoản theo vùng: chuyển khoản cùng hệ thống, cùng tỉnh không mất phí; cùng hệ thống, khác tỉnh mất phí 9.000 đồng/giao dịch. Chuyển khoản khác hệ thống, cùng tỉnh tính phí 0,035%/giao dịch, mức phí dao động 20.000-1 triệu đồng tùytheo số tiền chuyển đi.
Nên cân nhắc thu
Không ít bạn đọc thắc mắc hầu hết NH miễn phí in sao kê phát sinh tại NH trong thời gian ngắn, riêng DongA Bank thu 5.500 đồng/tháng, phí in 10 giao dịch gần nhất trên ATM 550 đồng/lần, phí cấp lại mã sốPIN 11.000 đồng/lần.
Đại diện các NH thừa nhận một số NH miễn phí dịch vụ này nhưng lại thu dịch vụ khác, ngược lại không ít NH thu phí cao hơn mức bình quân nhưng bù lại chất lượng dịch vụ tốt. Khách hàng có quyền từ chối nếu thấy giá dịch vụ không hợp lý với nhu cầu của mình.
Ông Nguyễn Thanh Toại, phó giám đốc ACB, cho rằng phản ứng của khách hàng trước tình trạng thu phí hiện nay là bình thường do không quan tâm tìm hiểu kỹ, dù các phí này đã được thông báo đầy đủ.
Trong khi đó, khách hàng có nhiều cơ hội để chọn lựa các dịch vụ này bởi các NH cũng không độc quyền dịch vụ nào, cạnh tranh giữa các NH làm mức phí của các NH ở mức hợp lý của nó.
“Người mua hàng có trách nhiệm phải xem xét món hàng, giá trị sử dụng cũng như chi phí thực hiện giá trị sử dụng đó” - ông Toại nói.
Theo TS Trần Vinh Dự, ngoài chức năng đầu tư (gửi tiền tiết kiệm, hưởng lãi suất), NH cũng là kênh giữ tiền để giúp người dân giao dịch dễ dàng hơn. Và để phục vụ người tiêu dùng tốt, NH phải thu phí để đầu tư.
Nhưng thu phí sao cho người dân cảm thấy không bị phiền toái, dù các khoản phí này không đáng bao nhiêu. Thay vì chạy đua lãi suất huy động cao, các NH có thể tính toán lại chi phí hoạt động để không phải đi thu phí tủn mủn như hiện nay.
“Với quy định số dư tối thiểu trong tài khoản mà không tính lãi suất, các NH cũng đã thu phí một cách tinh vi từ khách hàng rồi, đâu cần phải tận thu các khoản phí nhỏ nhặt khác” - ông Dự nói.
>>> Trả nợ ngân hàng cũng bị thu phí
Theo Như Bình