ĐHĐCĐ ACB: Năm 2014 đã mua 665 tỷ đồng cổ phiếu quỹ, cổ tức 7%

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 tổ chức sáng ngày 22/04, Ngân hàng TMCP Á Châu sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch lãi trước thuế 2015 đạt 1,314 tỷ đồng, thành lập hoặc mua lại công ty tài chính.

Năm 2014, ACB đã mua hơn 665 tỷ đồng cổ phiếu quỹ, cổ tức dự kiến 7%.

Tiếp tục cập nhật…

Kế hoạch lãi trước thuế hơn 1,300 tỷ, xử lý hết tồn đọng trong năm 2015

10h20: Phát biểu của ông Trần Hùng Huy – Chủ tịch HĐQT ACB.

Ông Trần Hùng Huy cho biết năm 2014 là năm thứ hai trong chiến lược giai đoạn 2013-2018 và cũng là năm thứ hai ACB thực hiện tái cơ cấu. Trong đó, ACB đã tách biệt độc lập xử lý vấn đề tồn đọng của ngân hàng từ năm 2012. Ngân hàng đã trích lập dự phòng, thoái thu các khoản lãi phải thực hiện theo quy định và trích lập dự phòng một phần cho năm 2015.

ACB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế hơn 1,300 tỷ đồng, đặc biệt tất cả các vấn đề tồn đọng phải được xử lý hết trong năm 2015 – năm cuối của lộ trình tái cơ cấu.

09h10: Đại hội bắt đầu với sự tham dự của các cổ đông đại diện tỷ lệ 75% cổ phần có quyền biểu quyết. Đại diện ngân hàng lần lượt trình bày báo cáo của HĐQT và Ban điều hành.

TRƯỚC ĐẠI HỘI

Đã mua 665 tỷ đồng cổ phiếu quỹ

HĐQT ACB sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2015 đạt 1,314 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện năm 2014. Các chỉ tiêu tổng tài sản, tiền gửi huy động từ khách hàng và tín dụng đều tăng trưởng 13%, tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3%.

Về kết quả kinh doanh năm 2014, ACB đạt lợi nhuận trước thuế 1,215 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2013. Về phương án phân phối lợi nhuận cho năm 2014, ACB sẽ trình cổ đông thông qua tỷ lệ chia cổ tức là 7%, tương đương 627.4 tỷ đồng.

Số lượng cổ phiếu quỹ đã mua là 41,422,608 cp. Được biết lợi nhuận giữ lại dùng để mua cổ phiếu quỹ trong năm 2014 là hơn 665 tỷ đồng.

Trong năm 2014, ACB đã hoàn tất thay đổi logo, bảng hiệu theo nhận diện thương hiệu mới.

Sẽ thành lập hoặc mua lại công ty tài chính

ACB sẽ trình cổ đông thông qua chủ trương thành lập Công ty TNHH MTV Tài chính tổng hợp Ngân hàng Á Châu (Công ty Tài chính ACB) hoặc mua lại một công ty tài chính có vốn điều lệ 500 tỷ đồng.

Theo phương án này, sau khi Công ty tài chính ACB được cấp phép thành lập, Công ty cho thuê Tài chính Ngân hàng Á Châu (ACB Leasing) sẽ đồng thời xin phép NHNN sáp nhập vào Công ty tài chính ACB. Dự kiến sau khi thành lập, lợi nhuận sau thuế năm đầu của Công ty Tài chính ACB là 69.4 tỷ đồng, năm thứ hai là 81.9 tỷ và 96.3 tỷ trong năm thứ 3.

Ngoài ra, HĐQT ACB đề cử ông Dominic Timothy Charles Scriven, Cổ đông sáng lập và Giám đốc điều hành Công ty Dragon Capital Group Ltd, nguyên Thành viên HĐQT ACB (2008-2011), bầu bổ sung vào HĐQT nhiệm kỳ 2013-2017 thay ông Alain Xavier Cany đã từ nhiệm.

Các sự kiện chính trong 1 năm trở lại đây

  • : chuyển nhượng gần 13 triệu cp cho ACB để cấn trừ nợ.
  • : Tại phiên xử phúc thẩm vụ Huyền Như, tòa đã bác kháng cáo của ACB. Theo đó, ACB trên thực tế không giao dịch với Vietinbank, do đó ngân hàng ACB không thể là nguyên đơn dân sự trong vụ án này và Vietinbank cũng không phải là bị đơn dân sự đối với ACB.
  • : Tòa án chấp nhận yêu cầu đòi nợ của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) đối với CTCP Thiết bị điện Thạch Anh (QEC) và đồng ý phát mãi tài sản QEC thế chấp cho ACB để ACB thu hồi nợ và lãi gần 50 tỷ đồng.
  • : Moody's nâng triển vọng ACB lên "tích cực".
  • : Liên quan trong vụ án "bầu Kiên" và Huỳnh Thị Huyền Như, Hội đồng xét xử xét thấy có dấu hiệu phạm tội kinh doanh trái phép tại ACB và , quyết định khởi tố vụ án hình sự tại hai ngân hàng này. Còn "bầu" Kiên bị tuyên án 30 năm tù.

Minh Hằng