Tuyên bố trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông Kuroda khiến thị trường ngạc nhiên bằng chương trình kích cầu mở rộng vốn đã "nặng đô" và lộ trình thực hiện rõ ràng.
Ông Kuroda nhận định, để vượt qua hoàn toàn giai đoạn giảm phát kinh niên, Nhật Bản cần phải thực hiện các biện pháp ứng phó đến tận cùng.
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới của Nhật Bản đã trải qua hơn một thập niên giảm phát, một tình trạng mà người tiêu dùng sẽ hoãn kế hoạch chi tiêu mua sắm để chờ giá hàng hóa giảm sâu hơn.
Tình trạng đó ảnh hưởng bất lợi tới các nhà sản xuất, buộc họ phải giảm lương và hạn chế tuyển dụng thêm lao động, tác động tiêu cực trở lại tới nhu cầu.
Kết thúc cuộc họp thường kỳ hai ngày vào tuần trước BOJ thông báo sẽ mở rộng chương trình mua tài sản thêm 20.000 tỷ yen (182 tỷ USD) lên mức 80.000 tỷ yen/năm.
Động thái này đã khiến đồng yen giảm giá không phanh, nhưng lại có lợi cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản bởi nó giúp hàng hoá Nhật Bản gia tăng khả năng cạnh tranh ở nước ngoài và giúp các doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận khi chuyển tiền về nước./.