TP Bank được thành lập năm 2008. Sau tròn 4 năm có mặt trên thị trường và bước sang tuổi lên 5, NH có các cổ đông sáng lập đều là ông lớn tên tuổi trong ngành công nghệ thông tin, viễn thông di động và bảo hiểm: Cty cổ phần FPT, Cty thông tin di động VMS (MobiFone), TCty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare).
Những ẩn số
Kế hoạch tái cấu trúc của TP Bank chính thức khởi động và đi vào guồng quay với sự thay đổi chủ sở hữu chính vào năm 2012. Sự vào cuộc của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và các cổ đông liên quan (gọi chung là nhóm DOJI) được đại diện bởi ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT DOJI Group và Chủ tịch HĐQT TP Bank, với tỷ lệ sở hữu cổ phần đạt 20%.
Một số các cổ đông có thâm niên hiện vẫn được đánh giá cao về vai trò hậu thuẫn cho NH. Website TPBank giới thiệu FPT là cổ đông sáng lập, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công nghệ và kinh nghiệm khai thác các giải pháp công nghệ trong hoạt động NH. "Khách hàng của TPBank cũng được hưởng nhiều ưu đãi thông qua các gói dịch vụ liên kết giữa TPBank và các đơn vị thành viên khác thuộc FPT". Thực tế FPT nắm bao nhiêu % sở hữu tại TP Bank, vẫn là ẩn số.
Cũng theo tự giới thiệu của TPBank thì NH đang có cả sự góp mặt của những "đại gia" như MobiFone, Vinare và Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore. Mỗi một cổ đông này lại có một lợi thế về tiềm lực tài chính, hệ thống đối tác, giải pháp dịch vụ NH qua kênh hiện đại hay kinh nghiệm quản lí, đầu tư tài chính tầm cỡ quốc tế…
Nhưng ngoài những thông tin "chung chung" kể trên, vẫn phải nói rằng TPBank sau công cuộc thay máu, đã "tận dụng" rất tốt lợi điểm của một NH chưa niêm yết và đang trong giai đoạn tái cơ cấu nên không bắt buộc cập nhật thông tin ra toàn thể thị trường, để không thông tin đầy đủ về các cổ đông được TPBank giới thiệu là cổ đông lớn, với tỷ lệ cổ phần sở hữu chính xác và người đại diện tại TPBank. Không khó để nhận biết cấu trúc "thượng tầng" hoạch định chiến lược tại TPBank, nhóm áp đảo vẫn là DOJI. Ngoài ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch kiêm đại diện pháp luật, ông Đỗ Anh Tú, em trai ông Phú cũng giữ cương vị Phó Chủ tịch HĐQT. Nhóm này, trước thời điểm TPBank tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.500 tỷ đồng được biết chỉ nắm khoảng 13% cổ phần TPBank. Cùng thời điểm, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông lớn khác được cho là: FPT: 16,9%, Vinare: 10%, MobiFone: 4,76%, SBI VEN Holdings: 4,9%.
Báo cáo thường niên của FPT năm 2013, khoản đầu tư vào TP Bank không còn được xem là danh mục góp vốn ở Cty con hoặc liên kết, mà thể hiện ở "đầu tư dài hạn khác" với giá trị không đổi so với năm 2012, còn 487.357.569.046 VND. Nếu xét thị giá cổ phần bằng mệnh giá, tổng giá trị đầu tư này chưa thể đạt 10% vốn điều lệ của TPBank.
Câu hỏi đặt ra là tại sao với một NH trẻ, có vẻ mang phong cách cởi mở như TP Bank và càng cởi mở thông tin kể từ khi nhóm DOJI vào cuộc, lại không chú tâm đến việc công bố tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông lớn tại NH? Phải chăng, đây là "đặc quyền" của NH đang tái cơ cấu, hay là "quyền" của những NH chưa niêm yết;...
Nỗ lực của ngân hàng trẻ
Sự có mặt của nhóm cổ đông DOJI có thể nói đã giúp TPBank có những bước lột xác đáng nhớ. Chất lượng lột xác đến đâu khoan bàn, song rõ ràng nhờ có đối tác DOJI, NH này đã được hỗ trợ về về tài chính, cải thiện thanh khoản và khắc phục những khó khăn từ các khoản cho vay hàng tỷ đồng nằm trong nhóm nợ xấu cao vọt. Cùng với việc tăng vốn điều lệ, TP Bank đón nhận một loạt các nhân sự mới ở các cấp cao nhất từ ban điều hành đến các khối quản lí. Nhân sự mới tăng trưởng tới 42% vào năm 2013 tại TPBank. Theo BCTN của NH, TPBank cũng đã tăng gấp đôi tổng tài sản, đạt 500 tỷ đồng lợi nhuận, tín dụng tăng gấp đôi và huy động dân cư tăng 2 lần. Nợ xấu giảm từ 6,4% xuống dưới 2%. Đặc biệt NH cũng thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, đổi tên từ Tien Phong Bank thành TPBank và bước xây dựng được hình ảnh NH trẻ đang định hướng NH chuyên nghiệp.
Trong 6 tháng 2014, TPBank đột ngột gây ấn tượng như một NH đặc biệt khi sở hữu các chỉ tiêu tài chính đẹp. Theo BCTC 6 tháng 2014, TPBank đạt lợi nhuận lũy kế 6 tháng 263 tỷ đồng, tương đương 120% so với kế hoạch đề ra và đạt 60% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 8,8%, trong đó dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân tăng 16,3%; tỷ lệ nợ xấu xuống còn 1,66%, giảm 0,3% so với đầu năm. Ngoài ra, TPBank cho biết, các chỉ số an toàn của NH đều đảm bảo, huy động từ thị trường 1 tăng trưởng 4,5%.
Cập nhật số liệu đến tháng 9/2014, NH cũng đã vượt kế hoạch đề ra cho cả năm với lợi nhuận sau trích lập dự phòng rủi ro đạt 447 tỷ đồng (bằng 102% kế hoạch năm), tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 1,50%.
Dù là số liệu đẹp như vậy nhưng trên thực tế, TP Bank cũng khó có thể tránh được những khó khăn theo xu hướng thị trường. Chẳng hạn, tỷ lệ NIM (lãi cận biên) của TPBank đã giảm từ mức 3,93% năm 2013 xuống còn 1,53% ở 6 tháng đầu 2014. Theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc Gia, việc NIM của các NH giảm sẽ ảnh hưởng đến năng lực tài chính cũng như khả năng trích lập dự phòng xử lý nợ xấu của NH.
Đột phá ?
TPBank dự kiến sẽ kinh doanh như thế nào để tránh hoàn toàn khỏi những vết xe đổ của kinh doanh vàng thua lỗ mà nhiều NH trước đó đã phạm phải. |
Trong một lần trả lời phóng vấn báo giới gần đây, TGĐ TPBank Nguyễn Hưng xác nhận NH hiện đang đang xác định kế hoạch kinh doanh mới tập trung vào 4 mũi nhọn: phục vụ các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh vàng nữ trang và trực tiếp tham gia kinh doanh vàng; phục vụ lĩnh vực công nghệ cao và công nghệ thông tin; phục vụ lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; cung cấp dịch vụ NH điện tử và NH ưu tiên. Bên cạnh các lĩnh vực mũi nhọn, TPBank sẽ vẫn hoạt động như một NH đô thị đa năng, cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ NH truyền thống cũng như hiện đại, đa tiện ích, phục vụ cho đa dạng đối tượng khách hàng.
Chưa biết với lĩnh vực vàng, dù là vàng nữ trang (thế mạnh của DOJI) TPBank dự kiến sẽ kinh doanh như thế nào để tránh hoàn toàn khỏi những vết xe đổ của kinh doanh vàng thua lỗ mà nhiều NH trước đó đã phạm phải. Còn với mũi nhọn phục vụ công nghệ cao và công nghệ thông tin, đây là lựa chọn dễ hiểu bởi bên cạnh các cổ đông sáng lập có vị thế trong lĩnh vực này, thì DOJI cũng đang góp vốn ở nhiều dự án như Khu Công nghiệp Hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) do Cty Cổ phần Đầu tư và Phát triển N&G làm chủ đầu tư. Chỉ riêng dự án này trước mắt, TPBank dự kiến sẽ tham gia tiếp nhận vốn trị giá khoảng 21.000 tỉ đồng từ phía các đối tác Nhật Bản. Ngoài ra mới đây TPBank cũng đã kí kết tham gia tài trợ cho mua và thuê máy bay của một hãng hàng không tư nhân. Hy vọng những hợp đồng "khủng" như vậy sẽ mang lại cho TPBank sức bật, với lợi thế năng động và dám đột phá của sức trẻ.
Mong rằng ở một NH vừa bước qua chặng đường tái cơ cấu chẳng dễ dàng, mọi đáp án đều nằm ở chiều tích cực!
Trong 6 tháng 2014, TPBank đột ngột gây ấn tượng như một NH đặc biệt khi sở hữu các chỉ tiêu tài chính đẹp. Theo BCTC 6 tháng 2014, TPBank đạt lợi nhuận lũy kế 6 tháng 263 tỷ đồng, tương đương 120% so với kế hoạch đề ra và đạt 60% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 8,8%, trong đó dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân tăng 16,3%; tỷ lệ nợ xấu xuống còn 1,66%, giảm 0,3% so với đầu năm. Ngoài ra, TPBank cho biết, các chỉ số an toàn của NH đều đảm bảo, huy động từ thị trường 1 tăng trưởng 4,5%. |