(NDH) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ mức +/-1% lên +/-2% (áp dụng từ ngày 12/8/2015). Với tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.673 VND/USD, tỷ giá trần là 22.106 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.240 VND/USD.
(NDH) Trung Quốc là một quốc gia xuất khẩu ra tất cả các nước, nên khi điều chỉnh tỷ giá thế này các nước xung quanh sẽ có các chính sách để đối phó. Một trong những chính sách đối phó là lại phá giá đồng nội tệ. Việt Nam đứng ở giữa ngã ba đường, nên sẽ trăm bề khổ sở.
(NDH) Theo hãng tin CNBC, các chiến lược gia nhận định động thái phá giá đồng Nhân dân tệ gần 2% của Trung Quốc sẽ kích thích một cuộc chiến tiền tệ mới tại Châu Á cũng như kìm hãm khả năng nâng lãi suất của Mỹ.
(NDH) Các đồng tiền Châu Á giảm mạnh sau khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ với mức kỷ lục, trong đó đồng Ringgit của Malaysia đã xuống mức thấp nhất trong 17 năm.
Cho rằng thứ tự ưu tiên bố trí vốn ngân sách của Chính phủ chưa hợp lý, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị sắp xếp lại, song Chủ tịch Quốc hội lại có quan điểm khác.
(NDH) Trung Quốc vừa quyết định điều chỉnh giảm tỷ giá tham chiếu của đồng Nhân dân tệ so với đồng USD ở mức kỷ lục 1,9%, qua đó giảm giá đồng nội tệ nhằm đối phó với tình trạng xuất khẩu suy giảm.
Mặc dù chỉ tiêu lợi nhuận đề ra cho năm nay của nhiều ngân hàng ở mức khiêm tốn và được tính toán kỹ trước áp lực tăng trích dự phòng rủi ro, song xu hướng nợ xấu chưa giảm khiến chỉ tiêu này đang bị "đe dọa".
(NDH) Dự kiến chào bán 100 triệu cổ phần ra công chúng để tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng nhưng kết quả chào bán không được như mong muốn, Vốn điều lệ của Ngân hàng này hiện hơn 3.021 tỷ đồng.
(NDH) Indonesia hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm tăng lãi suất nhằm tránh gây hoang mang cho nhà đầu tư và ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ các nước khác.
(NDH) Theo hãng tin Bloomberg, do gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên Trung Quốc đang phải bán bớt trái phiếu chính phủ Mỹ để thu hồi tài chính nhằm hỗ trợ thị trường nội địa.