Động thái điều chỉnh giảm lãi suất huy động của một loạt ngân hàng thương mại (NHTM) quy mô lớn cũng như các điều kiện hỗ trợ từ môi trường vĩ mô cho thấy khả năng giảm thêm lãi suất đang ngày càng lớn dần.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại tính đến ngày 26-8 là 4,5% (so với cuối năm 2013).
Theo ông Sanjay Kalra, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam, việc đưa VAMC vào hoạt động là một bước đi đúng hướng. VAMC cũng đã mua nợ xấu từ các NH, nhưng tốc độ cần được đẩy mạnh thêm.
Dù được chỉ đạo từ nay đến cuối năm phải đẩy mạnh cho doanh nghiệp vay không có tài sản đảm bảo, nhiều ngân hàng khẳng định, đây là việc hết sức rủi ro do nguy cơ nợ xấu luôn hiện hữu.
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30-9-2014 phương án xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo cơ chế thị trường, không trực tiếp sử dụng tiền từ ngân sách Nhà nước.
(NDH) Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên tại buổi họp báo thường kỳ tháng 8 cho biết: Hiện nay chúng ta có khoản vay trên dưới 1 tỷ USD với lãi suất cao, bây giờ thấy có thể vay một khoản tương ứng với lãi suất thấp hơn nên Chính Phủ nhất trí thực hiện.
Hàng loạt dự án quy mô lớn sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã và đang được đẩy nhanh tiến độ, nhờ vậy, giải ngân vốn ODA đã có sự đột phá mạnh mẽ.
Những con số đang cho thấy, việc điều hành lãi suất, một phần trong chính sách tiền tệ, đang đi đúng hướng. Vấn đề còn lại là thúc đẩy tăng trưởng vẫn đang tương đối thấp, có lẽ nên đi tìm một giải pháp ở một hướng khác.
Tại cuộc họp cuối tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên thông báo, Việt Nam sẽ phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế để tái cơ cấu các khoản nợ trước đây.
Cái cần hiện nay là cho VAMC một cơ chế thật và một chút tiền mồi, khoảng 3.000 - 5.000 tỉ đồng để giải phẫu nợ. Cơ chế ấy là cho phép VAMC bán đấu giá tài sản theo giá thị trường, bán đến khi có người mua.
Mặc dù lợi suất trái phiếu giảm dần nhưng ngân hàng vẫn tăng mạnh đầu tư vào trái phiếu. Dường như khoản đầu tư này đang “ngon ăn” hơn cho vay khách hàng khi tránh được hàng loạt rủi ro về nợ xấu, thanh khoản trong bối cảnh khó tìm được “con nợ” tốt.