Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: nước không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá, mà còn là chìa khóa để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường -Ảnh: XUÂN LONG |
Trong diễn văn khai mạc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Nguyễn Minh Quang một lần nữa khẳng định: “Việt Nam không phải là quốc gia giàu về nước”.
Ông Quang cho biếttheo dự báo của các nhà khoa học, sang thế kỷ 21 loài người ngoài việc đối phó với nhiều mối đe dọakhác, còn phải đối phó với hiểm họathiếu nước.
“Nước, nguồn tài nguyên tưởng như vô tận, trong thế kỷ tới sẽ quý giá không kém gì dầu lửa và có thể là nguyên nhân dẫn đến những xung đột giữa nhiều quốc gia”- ông Quang nói.
Theo ông Quang,một hậu quả đáng ngại có thể xảy ra là thay vì phải nhập khẩu nước, các cường quốc sẽ chiếm những vùng đất lân cận có nguồn nước mặt hoặc nước ngầm.
Liên Hiệp Quốc hiện đã liệt kê được trên 300 vùng tranh chấp có thể xảy ra do biên giới chung là dòng sông, hoặc do hai bên cùng có một túi nước ngầm chung.
Tại buổi lễ, Phó thủ tướngHoàng Trung Hải cũngnhấn mạnh: nước không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá, mà còn là chìa khóa để bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trườngg. Cần phảiquản lý, khai thác, sử dụng nướcphù hợp, hiệu quả, phát huy những mặt lợi, hạn chế những tác hại của nước”.
Theo Phó thủ tướng, Việt Nam có 3.450 sông, suối với tổng lượng nước trung bình hằng năm khoảng 830 tỉm3, nhưng gần 2/3 là từ nước ngoài chảy vào. Lượng nước nội sinh chỉ chiếm gần 1/3 và nếu chỉ tính lượng nước này thì bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 3.500m3/năm.
“Dòng chảy phân bố không đều theo mùa và theo vùng, trong đó 70-80% tập trung trong mùa lũ, mùa khô kéo dài 6-9 tháng nhưng chỉ có20-30% tổng lượng nước. Do đóvề cơ bản Việt Nam vẫn là quốc gia thiếu nước, nhất là trong bối cảnh nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng, các quốc gia ở thượng nguồn đang tăng cường các hoạt động khai thác và tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả chưa được cải thiện” - ông Hải khẳng định.