Thành phố này sẽ đóng của nhà máy điện China Huaneng Group Corp với công xuất 845 megawat vào năm 2016. Trong tuần trước, Trung Quốc đã đóng cửa nhà máy Guohua Electric Power Corp và Beijing Energy Investment Holding Co. Một trong 4 nhà máy điện lớn khác là China Datang Corp đã đóng cửa vào năm ngoái.
Những cơ sở sản xuất này sẽ được thay thế bằng 4 trạm điện chạy khí đốt với khả năng cung cấp điện nhiều hơn 2,6 lần so với chạy bằng than.
Động thái này của Trung Quốc là một phần trong kế hoạch của chính phủ khi quốc gia này là nước thải ra lượng khí các bon nhiều nhất thế giới. Đối mặt với áp lực trong và ngoài nước, các nhà hoạch định chính sách đang chạy đua để giải quyết những thiệt hại về môi trường , một tác dụng phụ do sự tăng trưởng kinh tế nóng trước đây. Chính phủ Bắc Kinh có kế hoạch giảm 13 triệu tấn tiêu thụ than hàng năm vào năm 2017 (từ mức tiêu thụ của năm 2012) trong một nỗ lực nhằm giảm nồng độ các chất ô nhiễm.
North Square Blue Oak Ltd nhận định việc đóng cửa những nhà máy nhiệt điện lớn bằng than trong thánh phố sẽ giảm nhu cầu sử dụng 9,2 triệu tấn than, tương đương với việc cắt giảm 30 triệu tấn khí thải các bon.
Tác động rõ ràng
Hầu hết những khí thải ô nhiễm tại Trung Quốc đến từ việc đốt than. Do đó, việc đóng cửa các nhà máy trên sẽ có một tác động rõ ràng đến sự giảm khí thải các bon. Động thái thay thế các nhà máy điện chạy than bằng khí đốt sẽ khiến môi trường của Trung Quốc sạch hơn, mặc dù chi phí cho những nhà máy mới này đắt hơn.
Chính phủ Bắc Kinh đã lên kế hoạch đóng cửa hơn 2.000 mỏ than nhỏ từ năm 2013 đến cuối năm nay.
Trong 10 năm tới năm 2013, nhu cầu than thế giới đã tăng hơn 50%, chiếm gần một nửa mức tăng trong tổng nhu cầu năng lượng cơ sở của thế giới. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Trung Quốc là nguồn gốc cho sự tăng trưởng đột biến trên.
Xu thế mở rộng
Đóng của các nhà máy điện bằng than là một bước quan trọng trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm của Trung Quốc.
Các nhà hoạch định Trung Quốc đang giảm việc sử dụng than và khuyến khích các nguồn năng lượng khác như thủy điện, năng lượng mặt trời và gió. Quốc gia này cũng đang thúc đẩy để khởi động lại chương trình điện hạt nhân của mình. Theo Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC), tiêu thụ điện của nước này đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 16 năm qua.
Lượng khí thải các bon của Trung Quốc năm 2014 đã giảm 2% so với năm 2013, lần đầu tiên kể từ năm 2001. Điều này cho thấy những nỗ lực của Trung Quốc trong kiểm soát ô nhiễm đang có tác dụng.
Tình trạng ô nhiễm không khí đã thu hút được sự chú ý của dư luận nhiều hơn trong vài năm qua khi những khu vực rộng lớn của Trung Quốc bao gồm Bắ Kinh và Thượng Hải có tình trạng sương khói nặng. Có 90% trong 161 thành phố tại đây có chất lượng không khí thấp hơn so với tiêu chuẩn năm 2014.
Thủ đô Bắc Kinh cũng đang có kế hoạch khác như đóng cửa các công ty gây ô nhiễm và giảm sản lượng sản xuất xi măng trong năm nay.