Giá xăng dầu giảm mạnh cước vận tải giảm “nhỏ giọt”
Giá xăng dầu trong nước lại vừa giảm thêm 310 đồng/lít vào chiều 6/1. Như vậy, giá xăng dầu trong nước đã giảm lần thứ 13 liên tiếp trong vòng nửa năm trở lại đây. Tuy nhiên, hiện đang có một nghịch lý là tuy giá xăng giảm mạnh, nhưng giá nhiều mặt hàng tiêu dùng và giá dịch vụ vận tải vẫn không giảm tương ứng.
Theo Hiệp hội vận tải Hà Nội, cùng với diễn biến giảm giá xăng, đến nay đã có 69 doanh nghiệp taxi kê khai giảm giá từ 500 đến 1.000 đồng/km, tương ứng giảm từ 4 đến 9% so với giá cước cũ. Mức giá này thấp hơn nhiều so với mức giảm giá xăng dầu và kỳ vọng của người dân.
Thực tế cho thấy, mỗi khi giá xăng dầu tăng thì các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đều nhanh chóng tăng mạnh và sau đó rất khó giảm. Còn khi giá xăng dầu giảm mạnh, giá hàng hóa vẫn đứng yên hoặc giảm rất ít.
Đây là kim ngạch cao nhất từ trước đến nay của ngành. Tuy nhiên, con số kỷ lục này đã không mang lại niềm vui cho các doanh nghiệp như mong muốn. Ngành thủy sản, theo các doanh nghiệp, vẫn còn đó ngổn ngang trăm nỗi lo trong năm mới.
Bộ Tài Chính đề nghị Bộ Công thương quản lý giá sữa
Bộ Tài chính giải thích: Bộ Công Thương có chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp thực phẩm, an toàn sản phẩm sữa chế biến; chỉ định cơ quan kiểm tra chuyên môn thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm và cấp thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu trước khi lưu hành trên thị trường.
Hơn nữa, theo Bộ Tài chính, thực tế thời gian vừa qua, để quản lý giá sữa, đặc biệt đối với mặt hàng sữa nhập khẩu, vai trò của Bộ Công Thương rất quan trọng, từ khâu nhập khẩu đến khâu lưu thông trên thị trường. Khía cạnh khác mà Bộ Tài chính muốn chuyển quản lý giá sữa sang Bộ Công Thương là hiện trên thị trường có tình trạng thao túng, độc quyền, làm giá của các doanh nghiệp.
Hàng Việt chưa nỗ lực… trên sân nhà
Việc các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường chống hàng lậu, gian lận thương mại cùng với niềm tin của người tiêu dùng (NTD) đối với hàng Việt đang tăng lên - đây được coi là tín hiệu vui cho các doanh nghiệp (DN), nhà sản xuất trong nước.
Tại TPHCM, thị trường cuối năm nay hàng hóa có sự thay đổi về cơ cấu nguồn hàng. Rõ nét nhất là nhóm hàng bánh kẹo, mứt. Nếu như trước đây có khá nhiều loại bánh kẹo được nhập lậu đưa về các chợ, cửa hàng bán lẻ thì năm nay nguồn hàng này đã giảm. Chị Tuyết Thanh - tiểu thương chợ An Đông - cho biết: “Những năm trước, các tiểu thương, nhất là tiểu thương ở các tỉnh thường lấy hàng bánh, mứt, kẹo có xuất xứ Trung Quốc để kinh doanh dịp tết do giá rẻ, mẫu mã đẹp, đa dạng. Nhưng năm nay, do NTD quan tâm đến chất lượng, thương hiệu hơn là giá cả nên nhiều người chuyển sang chọn mua các sản phẩm bánh kẹo Việt có uy tín, thương hiệu”.
Là một trong những chợ bán buôn lớn cung ứng hàng các tỉnh phía bắc với hơn 2.000 hộ kinh doanh với 7 nhóm hàng, hiện nay tỉ lệ hàng Việt Nam tại chợ Đồng Xuân - Bắc Qua đã tăng lên đang kể, Tổng Giám đốc Cty cổ phần Đồng Xuân Đỗ Xuân Thủy cho biết: “Tỉ trọng hàng Việt tại chợ Đồng Xuân gia tăng đáng kể ở nhiều ngành hàng. Tỉ trọng hàng Trung Quốc giảm như mặt hàng vải sợi, may mặc trước chiếm hơn 80% nay hàng Việt chiếm khoảng 50 - 60%, hàng giày dép của Trung Quốc chỉ còn chiếm 30 - 40%, trong đó hàng Việt Nam tăng lên chiếm khoảng 60 - 70%”.
Siết chặt kinh doanh nước đóng chai
Việc sản xuất và kinh doanh nước uống đóng chai đang gia tăng theo nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm còn chưa chặt chẽ và triệt để, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây bức xúc trong dư luận.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế), nguyên nhân chính của thực trạng trên là do cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai chấp hành các quy định ATTP chưa nghiêm túc, có cả cơ sở hoạt động tự phát không đủ điều kiện ATTP để sản xuất, sản phẩm chưa được cấp giấy xác nhận công bố phù hợp tiêu chuẩn an toàn thực phẩm...
Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, Cục ATTP vừa đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra giám sát đối với thực phẩm nước uống đóng chai trên địa bàn.
Ế sữa nguyên liệu vì không ký kết hợp đồng thu mua
Trước thực trạng các công ty thu mua sữa tại Lâm Đồng không ký kết hợp đồng thu mua, rất nhiều gia đình đã phải đem sữa tươi đi bán lẻ với giá rẻ bèo.
Bà Nguyễn Thị Bảy, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương cho biết, gia đình bà có 3 con bò đang thời kỳ cho sữa, mỗi ngày thu được 60 lít sữa tươi. Do không ký kết được hợp đồng bán sữa cho các công ty nên hằng ngày bà Bảy buộc phải đem sửa đi bán dạo với giá chỉ 5.000đ/lít.
Tuy nhiên, số lượng sữa bán ra rất hạn chế, đã nhiều hôm gia đình bà Bảy chở sữa quay trở về nhà đem cho người quen, đem cho bê con uống hoặc đổ bỏ vì không có thiết bị bảo quản sữa.Tương tự, gia đình ông Lê Văn Tân, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương cũng lâm phải cảnh “phá sản vì bỏ sữa”. Hồi cuối năm 2013, gia đình ông Tân đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi cầm cố, vay được hơn 300 triệu đồng đầu tư chuồng trại, mua được 2 con bò đang cho sữa.
Theo phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương, hiện nay, toàn huyện có hơn 8.600 con bò sữa, trong đó nhân dân nuôi hơn 5.600 con, còn lại gần 3.000 con thuộc các DN trên địa bàn. Năng suất sữa bình quân đạt 6 tấn/con/chu kỳ, tính trung bình mỗi con bò cho thu 20 lít sữa mỗi ngày.
Hà Thắm