Tại sao các hàng hóa chính tiếp tục giảm giá trong năm 2015?

Tại sao các hàng hóa chính tiếp tục giảm giá trong năm 2015?

(NDH) Một số hàng hóa chủ chốt của thế giới bao gồm dầu mỏ, khí đốt, vàng và lương thực đã trải qua nhiều tháng giảm giá tồi tệ nhất kể từ đợt khủng hoảng năm 2008.

Nguyên nhân chính là do tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu và tam lý lo ngại về tốc độ tăng trưởng chậm của kinh tế toàn cầu.

Hiện nay, bức tranh tổng thể của kinh tế thế giới có vẻ sáng sủa hơn nhiều so với năm 2008, nhưng tăng trưởng kinh tế ở một số nơi trên thế giới vẫn chậm hơn so với kỳ vọng, đặc biệt là Trung Quốc.

Trong năm 2014, sự chú ý của nền kinh tế được chuyển sang phía nguồn cung, như việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tiếp tục giữ nguyên sản lượng khai thác bất chấp việc giá dầu giảm mạnh. OPEC giải thích việc giá dầu giảm là do sản lượng khai thác dầu thô ở Mỹ tăng và điều này có thể sẽ không duy trì lâu. Tuy nhiên, OPEC vẫn gặp phải nhiều chỉ trích cho hành động không giảm sản lượng khai thác của họ.

Rốt cuộc, việc đầu tư của các nước phát triển có thể đã gây ra sự dư thừa hàng hóa.

Theo một nghiên cứu của Citi, nguồn cung ngày càng tăng khi càng có nhiều khoản đầu tư, tạo ra sự dư thừa kéo dài trong một số lĩnh vực như dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, ngũ cốc, và bắt đầu làm giảm đầu tư ở một số lĩnh vực khác như công nghiệp kim loại.

Các nhà phân tích của Citi cho rằng tuy vẫn tập trung vào các thị trường mới nổi, nhưng những yếu kém của nền kinh tế thế giới trong năm 2015 sẽ thúc đẩy nhà đầu tư chuyển sang sản xuất tại Mỹ trong bối cảnh quốc gia này đang có sự hồi phục mạnh mẽ, và Citi cho rằng giá dầu sẽ không còn ở mức giá trên 100 USD nữa.

Theo Citi, điều kiện thời tiết tốt so với các năm trước đã khiến sản lượng ngũ cốc cao hơn dự kiến, khiến lượng hàng tồn kho đủ để dự trữ cho 1-2 năm.

Các phân tích về lý thuyết về cung- cầu hàng hóa cho thấy nếu các hàng hóa có giá rẻ hơn thì sẽ hấp dẫn người tiêu dùng, khiến cầu tăng và điều này sẽ đẩy giá các mặt hàng tăng theo.

Tuy nhiên, các chuyên gia chiến lược của Rabobank cho rằng việc giá cả các hàng hóa giảm là do cầu kéo, chứ không phải do cung tăng. Do đó, năm 2015 sẽ là năm ảm đạm đối với các hàng hóa trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn.