Sức nặng của đồng đô la trên thị trường hàng hóa

Sức nặng của đồng đô la trên thị trường hàng hóa

Bắt đầu từ đầu năm 2014, thị trường hàng hóa đã gây kinh ngạc cho người tiêu dùng, giới đầu tư cũng như các doanh nghiệp.

Sự khát nguyên liệu của Trung Quốc tăng mạnh và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự đoán sẽ có một năm phát triển đối với tăng trưởng của toàn cầu. Có nghĩa là nhu cầu về tất cả mọi thứ từ xăng, dầu, bông, đồng… đều trở nên rất lớn. Nhưng sau đó, dự đoán này trở nên lạc hậu. Vào tháng 7, Trung Quốc báo cáo nhập khẩu thấp hơn về dầu và đồng.

Kể từ khi là đất nước tiêu thụ lớn nhất thế giới về khá nhiều mặt hàng hóa, những thông tin về việc Trung Quốc đang khan hiếm nguyên liệu đã bơm đẩy các mặt hàng bị trượt giá. Tuy nhiên, ngày 2/10, lần đầu tiên trong vòng 17 tháng, giá dầu đã giảm xuống dưới 90 USD/thùng. Tăng trưởng toàn cầu bị trì hoãn, các công ty hàng hóa phải đối mặt với nhu cầu thấp hơn nhiều so với ước tính mà họ đã dự đoán trong tháng 1.

Vấn đề lớn nhất là các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc đã thất bại trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo bà Quincy Krosby, chiến lược gia thị trường tại Prudential Financial (PRU): ba quy tắc đầu tiên của nhu cầu hàng hóa là "Trung Quốc, Trung Quốc và Trung Quốc".

Sự phát triển ngoạn mục của thập kỷ vừa qua ở đất nước này đã chứng minh điều đó. Nhu cầu về hàng hóa tăng gấp 3 lần từ năm 2002 đến năm 2008 xoay quanh con số tăng trưởng ở Trung Quốc. Tốc độ đó đã không đạt được trong năm nay, khiến cho nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới bước vào chu kỳ tăng trưởng chậm chạp nhất trong hai thập kỷ.

Tình tiết giá các hàng hóa lao dốc là do đồng USD tăng giá mạnh, dựa trên nền tảng vững chắc của nền kinh tế Mỹ so với phần còn lại của thế giới. Điều đó đặt ra một vấn đề đối với các nền kinh tế đang phát triển, bởi thị trường của họ là nguồn tiêu dùng lớn cho các mặt hàng như quặng, sắt và đồng USD họ phải sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà máy để sản xuất hàng hóa bán ra nước ngoài.

Từ ngày 3/6 đến nay, đồng USD đã tăng 5,6% so với 10 loại tiền tệ hàng đầu. Bởi thương mại toàn cầu đang giao dịch bằng USD nên các nước đang phát triển với đồng tiền yếu hơn càng phải chi tiêu nhiều USD hơn cho các mặt hàng mà họ muốn.

Giá cả hàng hóa tăng vào đầu năm 2014 bởi hạn hán ở Brazil (nơi trồng trọt nhiều cà phê), khí hậu lạnh ở Mỹ khiến nhu cầu về khí đốt tăng đột biến và cuộc chiến tranh ở Ukraine khiến các nhà đầu tư tìm đến bến đỗ an toàn là vàng vật chất. Khi những yếu tố này không còn nữa, thế giới bắt đầu dư thừa dầu để cung cấp, nông dân Mỹ bội thu ngô và đậu nành, trong khi lạm phát thấp làm mờ đi sự hấp dẫn của vàng.

"Các yếu tố đặc biệt đã khiến thị trường biến động mạnh trong đầu năm nay, ví dụ như thời tiết, thậm trí cả chính trị, khiến mọi dự đoán bị sai lầm", Kevin Norrish, nhà phân tích hàng hóa tại Barclays (BCS), cho biết. Một số trường hợp ngoại lệ vẫn có giá cao như cà phê, hoặc thịt bò bởi hạn hán ở Texas đã làm hụt giảm đàn gia súc và ca cao vì lo ngại các ổ dịch Ebola có thể lan sang Bờ Biển Ngà, nơi xuất khẩu ca cao hàng đầu thế giới.

Việc mở rộng và tăng sản lượng dầu ở Mỹ cũng góp phần vào sự suy giảm giá dầu, làm nguồn cung cấp vượt trội hơn nhu cầu. Đồng bạc xanh được tiếp thêm sực mạnh từ sản xuất dầu trong nước, giảm nhập khẩu và thu hẹp thâm hụt thương mại. Ả-Rập Xê-út, Iraq và Iran thì cắt giảm giá chứ không giảm sản lượng, họ thà để giảm hụt giá dầu chứ không chịu để mất thị phần.

Một số nhà sản xuất hàng hóa đã công bố cắt giảm chi tiêu, bao gồm Rio Tinto Group (RIO) và BHP Billiton (BBL). Các công ty tiêu dùng hàng hóa như Delta Air Lines (DAL - tiêu dùng nhiên liệu phản lực), Gap (GPS- tiêu dùng cotton) và JM Smucker (SJM - tiêu dùng dầu đậu nành và đậu phộng) cho biết, họ đang được hưởng lợi từ chi phí thấp hơn.

Vấn đề lớn hơn là đồng USD được lợi từ những mặt hàng rẻ hơn và tỷ lệ lạm phát ở Mỹ cũng xuống thấp hơn. Ông Mike Wittner, nhà nghiên cứu về thị trường dầu ở Societe Generala nói: "Điều này khiến cho sức mạnh của đồng USD trở nên lớn hơn trên thị trường hàng hóa, sẽ có một vòng phản hồi lặp lại trong thời gian tới".

Và điểm mấu chốt là, sức mạnh của đồng USD sẽ trở thành một gánh nặng cho các nước phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu.