Lo ngại ngày càng tăng về tốc độ tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc khiến các chỉ số chứng khoán CSI300 và Shanghai Composite Index của nước này rơi tự do trong phiên sáng ngày 24/8, kéo chỉ số Nikkei của Nhật Bản xuống mạnh.
Tâm lý yếu trên thị trường Châu Á tác động tiêu cực đến giá dầu, loại hàng hóa được mua bán nhiều nhất trên thị trường.
Giá dầu WTI của Mỹ rơi xuống dưới 40 USD/thùng, còn dầu Brent xuống dưới 45 USD/thùng lúc 02h00 GMT. Hai loại dầu chủ chốt của thế giới đã rớt xuống đáy mới của 6 năm trong phiên sáng ngày thứ Hai.
Trên thị trường than – loại nhiên liệu phổ biến nhất cho sản xuất điện, giá hợp đồng than kỳ hạn chủ chốt đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm vào tuần trước.
Dù các nhà phân tích cho rằng giá than có thể tăng trở lại do nhà đầu tư bắt đáy, nhưng nhìn chung các yếu tố cơ bản trên thị trường vẫn yếu và có thể khiến xu hướng giảm còn kéo dài.
Theo một khảo sát của hãng Morgan Stanley, niềm tin nhà đầu tư toàn cầu đã giảm nhẹ trong trong tháng 8 xuống mức thấp nhất kể từ khi hãng bắt đầu tiến hành khảo sát.
Theo hãng Barclays, yếu tố bất lợi từ việc Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, nguồn cung quá mức và một đồng USD mạnh
Không chỉ giá năng lượng giảm, mà giá các hàng hóa công nghiệp cũng giảm mạnh.
Giá đồng kim loại giao dịch quanh 5.000 USD/tấn vào sáng ngày thứ Hai, bằng với mức thấp ghi nhận trong cuộc khủng hoảng năm 2008-2009.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc vẫn ở gần mức thấp kỷ lục dù hồi phục gần đây, giao dịch quanh 55 USD/tấn.
Đợt bán tháo trên thị trường hàng hóa cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành khác.
Sau khi tăng mạnh trong những tháng đầu năm, chỉ số giá năng lượng mặt trời toàn cầu MAC đã giảm gần 1 nửa giá trị kể từ tháng 4 sau khi chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh.