Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đã không có được sự đồng thuận về giảm sản lượng sản xuất trong cuộc họp hôm 4/12. Nguyên nhân của việc này là do Iran tuyên bố không xem xét bất kì thỏa thuận hạn chế sản xuất nào cho đến khi sản lượng phục hồi lại như cũ, sau nhiều năm bị các nước phương Tây trừng phạt.
Với việc thừa khoảng 0,5-2 triệu thùng dầu mỗi ngày đã khiến giá dầu đã giảm hơn 60% kể từ năm 2014.
Dầu WTI giao dịch ở mức 39,58 USD/thùng vào lúc 0:38 GMT, giảm 39 cent so với phiên giao dịch trước. Dầu Brent kỳ hạn giao dịch ở mức 42,84 USD/thùng, giảm 16 cent. Đây là mức giao dịch gần thấp nhất trong năm 2015 và gần mức đáy khi diễn ra khủng hoảng tài chính năm 2008/2009.
Ngân hàng Barclays cho biết những thông cáo của OPEC luôn bao gồm các tuyên bố tuân thủ hoặc duy trì sản lượng phù hợp với mục tiêu sản xuất (30 triệu thùng/ngày).
Các nhà phân tích cho rằng OPEC nhiều khả năng sẽ duy trì sản lượng ở mức hiện tại, khoảng 31,5 triệu thùng/ngày
Nhiều nhà phân tích còn dự báo OPEC sẽ không chỉ giữ mức sản lượng cao mà còn có thể tiếp tục vượt hạn mức hiện tại khi các thành viên giảm giá cho người tiêu dùng nhằm bảo vệ thị phần.
Khi các thành viên tiếp tục vi phạm mức mục tiêu danh nghĩa, Barclays cho rằng OPEC sẽ phải đối mặt với “bộ ba bất khả thi” bao gồm: thị phần lớn hơn; giá cao hơn; nhu cầu cao hơn.
Golman Sachs cho rằng với việc dự thừa cung liên tục như hiện nay, có khả năng giá dầu sẽ giảm chỉ còn 20 USD/thùng.
Ngân hàng ANZ nhận định rằng việc OPEC bỏ mức hạn ngạch sẽ khiến thị trường dầu mỏ dễ tổn thương hơn. Giá dầu có thể giảm trong tuần này khi thị trường tập sự chú ý vào nguồn cung cấp dầu mỏ đang có mức dự trữ kỷ lục (gần 490 triệu thùng) của Mỹ.