Anh K’ Thiên (33 tuổi, ngụ thôn 2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương) đổ bỏ hơn 3 tạ cà chua chín mọng ra lề đường vì không có ai hỏi mua - Ảnh: C.Thành |
Giá cà chua mua tại vườn chỉ khoảng 1.000 đồng/kg.
Nhiều nông dân không đủ kiên nhẫn đợi thương lái mua đã phá bỏ cho kịp vụ mới. Tình trạng trên rơi vào phần lớn những hộ nông dân “trồng mù”, không tham gia bất kỳ liên kết sản xuất nào. Trong khi đó, những hộ nông dân có sự phối hợp chặt chẽ lại thắng lớn.
“Trồng mù” lỗ đậm,liên kết thắng lớn
Tại huyện Đơn Dương, dọc những cánh đồng rau Đạ Ròn, Quảng Lập đìu hiu. Ông Đặng Thông (39 tuổi, ngụ xã Quảng Lập) mặt buồn so cho biết: “4 sào cà chua của tôi cho thu hoạch hơn tháng nay nhưng chưa thương lái nào hỏi mua. Tôi ra vựa chào bán giá 700 đồng/kg nhưng tới giờ chưa thấy họ vào hái. Giờ trái chín rụng khắp vườn”.
Ông Thông cho rằng chỉ tính giống, phân bón đã hết 43 triệu đồng, chưa kểcông chăm sóc.
May mắn hơn hộ ông Thông, ông Nguyễn Đã (40 tuổi, ngụ thôn Quảng Tân, xã Quảng Lập) có 4,5 sào cà chua của gia đình đã có thương lái đặt mua cách nay hai tuần nhưng toàn bộ tiền bán cà chua chưa đủ hoàn vốn.
“Nhiều người dân cho biết với giá xuống sát đáy như hiện nay thì người dân may mắn bán chỉ huề vốn mua vật tư... Riêng tiền công chăm sóc bỏ ra coi như mấttrắng” - ông Đã nói.
Tại các vựa mua cà chua lớn ở huyện Đức Trọng và Đơn Dương, thương lái chỉ mua cầm chừng. Các chủ vựa khẳng định cố gắng lắm chỉ mua hết khoảng 50% lượng cà chua của nông dân.
Trái ngược với tình hình trên, một số ít nông dân tham gia chuỗi liên kết nhà sản xuất (nhà nông) - nhà cung ứng - nhà phân phối thì vụ thu hoạch cà chua đến trong sự hồ hởi. Cà chua của những hộ nông dân này có giá gấp 4-6 lần so với những hộ nông dântrồng tự phát.
Tại khu vườn 5 sào cà chua Hà Lan của bà Huỳnh Thị Thanh Nga tại xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng), cà chua hái tới đâu được xe vào chở đi tới đó với giá 5.000 đồng/kg.
Bà Nga cho hay: “Trước đây khoảng một năm tôi trồng 1ha cà chua, dù có lúc giá tăng 4.000 đồng/kg thì tôi vẫn lỗ cả trăm triệu. Nay nhờ liên kết với các công ty nông sản lớn, có ký hợp đồng với giá cả thỏa thuận từ trước nên dù giá cà chua bên ngoài xuống còn 400 đồng/kg thì tôi vẫnkhông bị ảnh hưởng”.
Bà Nga là một trong các hộ dân đã chủ động tìm đến một nhà phân phối nông sản lớn đề nghị được ký hợp đồng và sản xuất theo kế hoạch của công ty cung ứng nông sản.
Bà Huỳnh Thị Thu (xã Phú Hội, huyện Đức Trọng) cho rằng có lúc giá nông sản ngoài thị trường tăng cao hơn giá trong liên kết nhưng chỉ là thời vụ. Sản xuất theo hợp đồng luôn đảm bảo có lãi bởi trước khi sản xuất các bên đã ngồi tính với nhau kỹ từ diện tích cho đến chi phí sản xuất, thậm chí cả chi phí vận chuyển từ vườn đến tận tay người tiêu dùng.
Mở rộng mối liên kết
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, hai huyện lân cận Đà Lạt là Đức Trọng và Đơn Dương hiện có khoảng 4.000ha cà chua/vụ. Trong khi đó, diện tích đủ để phục vụ nhu cầu thị trường chỉ cần khoảng 1.000 ha/vụ (tương đương 40.000 tấn), do vậy việc xảy ra dư thừa cà chua khi vào vụ cũng là điều dễ hiểu.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Văn Sơn - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, lượng cà chua Trung Quốc ồ ạt đổ vào VN thời gian qua cũng khiến giá cà chua ĐàLạt xuống thấp kỷ lục.
Do vậy, để tránh rơi vào tình trạng dư thừa như hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng phải mở rộng mô hình hợp tác giữa nông dân, nhà cung ứng và nhà phân phối dựa trên cung cầu thị trường. Trước mắt, phía Lâm Đồng sẽ kết hợp chặt chẽ với TP.HCM để chủ độngbao tiêu đầu ra cho nông dân.
Theo bà Lê Ngọc Đào - phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, đến cuối năm 2014 đơn vị này sẽ tổ chức đưa 14 giám đốc các chợ lớn của TP.HCM đến tham quan vùng rau của Lâm Đồng và hợp tác sản xuất rau lâu dài. Giá cả, sản lượng đều phải được xác lập với nông dân trước khi tiến hành sản xuất.
“Dự kiến đầu năm 2015, liên kết giữa các chợ nông sản TP.HCM với nông dân và các nhà cung ứng lớn tại Đà Lạt sẽ chính thức khởi động” - bà Đào khẳng định.
Lập những cánh đồng lớn
Ông Nguyễn Văn Sơn cho biết tỉnh Lâm Đồng đang học hỏi cách làm cánh đồng mẫu lớn của các tỉnh miền Tây. Tỉnh Lâm Đồng đến cuối năm 2014 sẽ hoàn thành việc xác định những vùng nông sản thế mạnh tại những vùng đất cụ thể.
Sau đó sẽ lập những cánh đồng lớn chuyên canh nông sản và quy định rõ ở đâu trồng được loại nông sản nào. Cách làm này dễ quản lý được sản lượng và chất lượng nông sản. Ông Sơn cho biết đây là cơ sở để TP.HCM và Lâm Đồng đưa rau an toàn ra các chợ lẻ.