Hàng hóa - nguyên liệu 2015: Năm của Gấu!

Hàng hóa - nguyên liệu 2015: Năm của Gấu!

Ngoại trừ Niken, hầu hết các hàng hóa nguyên liệu như dầu, vàng, bông, ngô,…đều tiếp tục giảm giá trong năm 2015 với sự chi phối chủ yếu đến từ phía cung.

Chi phí hòa vốn trung bình dầu đá phiến là 65USD/thùng

Giá dầu rơi hơn 35% so với mức đỉnh và hiện giao dịch quanh ngưỡng 65 – 70 USD/thùng tùy loại dầu WTI hay Brent. Nguyên nhân chủ yếu khiến giá dầu rơi “tự do” là nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC quyết định không giảm sản lượng sản xuất trong bối cảnh sản lượng tự sản xuất dầu của Hoa Kỳ tăng mạnh.

Báo cáo của ANZ cho thấy theo số liệu thống kê, đến năm 2014 sản lượng sản xuất trung bình của Hoa Kỳ là 8 triệu thùng/ngày tương đương 22-23% tổng sản lượng của OPEC. Trong khi đó, năm 2008, tỷ lệ này chỉ là 16-17% với sản lượng sản xuất chỉ 5-6 triệu thùng/ngày.

Hàng hóa - nguyên liệu 2015: Năm của Gấu! (1)

Sản lượng của Hoa Kỳ và tỷ lệ so với OPEC

Hiện nay, Hoa Kỳ nhập khẩu 8 triệu thùng dầu/ngày nhưng dự báo đến năm 2017 nhu cầu này xuống còn 6 triệu thùng và trước đó năm 2016, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nhà nhập khẩu dầu nhiều nhất thế giới.

Câu hỏi đối với nhiều người là giá dầu giảm đến khi nào? Có nhiều yếu tố tác động đến giá dầu như thời tiết, nguồn cung, tỷ giá hối đoái,…Tuy nhiên, tác động mạnh nhất vẫn sẽ là nguồn cung và tại đó chi phí sản xuất đóng vai trò quyết định.

Bên cạnh tuyên bố không cắt giảm sản lượng của OPEC thì một số nước cũng xuất khẩu dầu mỏ cho biết tiếp tục duy trì sản lượng sản xuất, thậm chí tăng công suất. Xu hướng này nhiều khả năng tiếp tục duy trì đến tháng 6/2015.

“Tuy nhiên, nếu giá dầu tiếp tục hạ thì các nhà sản xuất chỉ đủ hòa vốn. Theo tính toán, chi phí hòa vốn đối với các giếng dầu đá phiến được khai thác tại Hoa Kỳ là 65 USD/thùng” – ông Marc Pervan, Giám đốc nghiên cứu thị trường hàng hóa ANZ nói.

Hàng hóa - nguyên liệu 2015: Năm của Gấu! (2)

Sản lượng sản xuất dự trữ của của OPEC và mức hòa vốn của giếng dầu đá phiến tại Hoa Kỳ

Giá vàng khó giảm dưới 1.110 USD/ounce

Khác với các hàng hóa nguyên liệu khác, vàng là loại hàng hóa đặc biệt không chỉ phụ thuộc vào cung cầu nhưn các hàng hóa khác mà còn dựa vào biến động của thị trường tài chính, viễn cảnh của nền kinh tế toàn cầu. Số liệu cho thấy, so với mức đỉnh vào năm 2012, 40% lượng vàng do các tổ chức nắm giữ đã được chuyển thành tiền mặt.

Theo nhận định của chuyên gia ANZ, trong ngắn hạn giá vàng tiếp tục biến động xung quanh mức 1.200 USD/ounce và sẽ giảm giá sau khi FED điều chỉnh tăng lãi suất cũng như động thái mua vàng để đầu tư của NHTW các nước.

Hàng hóa - nguyên liệu 2015: Năm của Gấu! (3)

Mua/bán vàng để dữ trữ và đầu tư

Qua theo dõi diễn biến giá vàng trong giai đoạn khá dài, chuyên gia hàng hóa nguyên liệu cho rằng mức giá hỗ trợ mạnh đối với vàng là 1.110 – 1.115 USD/ounce do đây là chi phí bình quân gia quyền của các nhà khai thác và sản xuất vàng. Trong lịch sử, vào cuối năm 90 của thế kỷ trước, giá vàng cũng đã từng có thời gian “xuyên thủng” ngưỡng hỗ trợ này nhưng sau đó đã tăng trở lại.

“Khả năng cuối 2015, vàng sẽ tăng giá trở lại sau khi bị giảm giá bởi quyết định điều chỉnh lãi suất của FED” – ông Marc Pervan nói.

Hàng hóa - nguyên liệu 2015: Năm của Gấu! (4)

Giá vàng và chi phí sản xuất vàng bình quân gia quyền toàn cầu

Bông đang dư thừa, tương lai phụ thuộc giá ngô

Trong bối cảnh dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, diễn biến của giá bông được nhiều người quan tâm. Tổng sản lượng bông toàn cầu là 120 triệu kiện/năm riêng Trung Quốc và Ấn Độ mỗi nước sản xuất 30-31 triệu kiện.

Hàng hóa - nguyên liệu 2015: Năm của Gấu! (5)

Bản đồ quốc gia sản xuất bông chủ yếu

Theo ANZ, hiện toàn thế giới lượng dự trữ bông đang thừa 48 tuần trong đó riêng Trung Quốc sản lượng thừa 1,5 năm. Do vậy, trong tương lai gần giá bông sẽ tiếp tục giảm. Mức dự trữ được coi là hỗ trợ mạnh cho giá bông vào khoảng 20 tuần.

Hàng hóa - nguyên liệu 2015: Năm của Gấu! (6)

Tương quan giữa dự trữ bông và giá bông

Nếu như diễn biến của vàng phục thuộc vào USD do vàng được giao dịch bằng đồng tiền này thì giá bông lại có sự liên quan nhất định tới ngô. Sự liên quan giữa giá bông và giá ngô mang tính gián tiếp và có độ trễ nhất định. Lý do rất đơn giản, người nông dân tại các quốc gia sản xuất bông khi thấy giá bông tăng có xu hướng bỏ ngô để trông bông và ngược lại.

Hàng hóa - nguyên liệu 2015: Năm của Gấu! (7)

Tỷ lệ giữa giá bông so với giá ngô

 Theo Thanh Hải