Mới đây, liên Bộ Công thương - Tài chính đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu giữ ổn định giá bán dù giá thế giới tăng mạnh, khiến bán lẻ xăng dầu trong nước từ mức dương 1.900 đồng/lít đã chuyển sang âm gần 2.500 đồng/lít (đối với xăng-so với giá cơ sở).
Mức chênh lệch âm giữa giá bản lẻ và giá cơ sở này là minh chứng cho tình trạng bán lỗ tại các doanh nghiệp.
|
Quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện nay để giữ giá chỉ là một biện pháp tình thế. Ảnh minh họa. |
Trước diễn biến giá xăng dầu thế giới gần đây có chiều hướng tăng mạnh trở lại, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công thương phải đảm bảo "ổn định giá cả hàng hóa, tránh tác động bất lợi đến xã hội và tâm lý người tiêu dùng" trong dip trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Do đó, Bộ Công thương đã quyết định giữ ổn định giá bán các chủng loại xăng dầu lần 2.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc xả Quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện nay để giữ giá chỉ là một biện pháp tình thế, mang tính nhất thời, bởi với tốc độ tiêu thụ xăng dầu như hiện nay, Quỹ sẽ hết rất nhanh.
Các doanh nghiệp xăng dầu lớn trên thị trường hiện nay đều dự báo, trong thời gian tới, nếu như giá xăng dầu thế giới vẫn đà tăng trở lại thì giá bán lẻ xăng dầu trong nước cũng sẽ phải tăng giá.
Lý giải về dự báo này, giới doanh nghiệp cho rằng, với mức tiêu thụ xăng dầu như hiện nay sớm muộn Quỹ bình ổn sẽ cạn kiệt, Bộ Tài chính lại chưa giảm thuế nhập khẩu. Hơn nữa, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã lỗ vốn trong năm 2014 nên khó có thể tiếp tục "nén" giá xăng dầu.
Trong một bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp xăng dầu có vẻ đang kỳ vọng sẽ có một quyết định tăng giá dễ dàng, dễ được chấp nhận hơn giai đoạn trước.
Tuy nhiên, có một điều là liệu việc tăng giá nếu có tới đây có khiến cho ngành vận tải vội vã tăng theo, sau khi bị kiểm soát gắt gao ép phải giảm giá cước dịp Tết vừa qua.