Giá dầu giảm - "Thiên đường" sẽ rơi nước mắt?

Giá dầu sụt giảm khiến các quốc gia giàu có "vung tiền qua cửa sổ” như Dubai hay UAE cũng phải tìm tăng nguồn thu bằng thuế để cân bằng ngân sách.

Nhiều năm qua, 6 nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã gần như "rải tiền", với nghĩa chính xác nhất của từ này, cho người dân của họ để duy trì cuộc sống sung sướng như thiên đường.

Một thập niên của giá dầu luôn tăng giá giúp các quốc gia này hào phóng chi mạnh tay cho các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, trợ cấp giáo dục và nhiên liệu, thậm chí chi mạnh hơn nhằm ổn định tình trạng bất ổn của "mùa Xuân Ả rập" lan ra khu vực từ năm 2010. Chẳng hạn, chính phủ trợ cấp cho những người thất nghiệp 10%, nhưng đối với thanh niên thì lên đến từ 30 đến 40%, còn các công ty ngoại quốc buộc phải áp dụng quota tuyển dụng lao động trong nước.

Thật không may, dù dầu chưa cạn nhưng giá dầu đã giảm xuống dưới 50 USD/thùng khiến nguồn thu chính bị suy giảm đột ngột. Nhờ lợi thế về chi phí sản xuất, các nước này vẫn có lãi với mức giá dầu thấp, nhưng ngân sách lại dựa trên ước tính giá dầu ở mức 100 USD/thùng hoặc cao hơn.

Theo các nhà phân tích tại Deutsche Bank, Ả rập Thống nhất (UAE), nền kinh tế lớn nhất của GCC, cần dầu ở mức giá trên 104 USD mới đủ duy trì mức chi tiêu hiện tại. Nếu thiếu hụt, dự trữ ngoại tệ 900 tỷ USD có thể giúp UAE duy trì mức chi tiêu cao trong vòng 3 năm. Nhưng các quốc gia không giàu có như Oman thì có thể "đột quỵ" ngay, vì Oman thậm chí còn đang vay nợ bằng cách phát hành trái phiếu.

Đề bù đắp nguồn thu, một số quốc gia GCC tính tới phương án tăng nhiều loại thuế. Bởi vì, lâu nay, 80% thu nhập của chính phủ các nước trong khu vực đến từ dầu mỏ.

Không ai trong số các thành viên GCC đánh thuế người dân địa phương, mặc dù người dân Ảrập Xêút phải đóng 2,5% thu nhập của họ cho các quỹ an sinh xã hội "zakat". Lao động nước ngoài cũng không phải đóng thuế thu nhập.

Các doanh nghiệp địa phương không phải trả thuế ở Saudi Arabia, Bahrain và UAE; trong khi Kuwait, Qatar và Oman chỉ thu thuế tượng trưng. Ngay cả các công ty nước ngoài không trong lĩnh vực kinh doanh dầu cũng chỉ phải đóng các loại thuế thấp.

Ả rập áp mức thuế 20% vào các công ty nước ngoài và Dubai chỉ áp mức thuế 20% cho các ngân hàng nước ngoài.

Để tăng nguồn thu từ thuế, Oman đang cân nhắc mức thuế 2% kiều hối, tăng gấp đôi thuế tài nguyên khoáng sản thương mại, lên 10%, và thuế xuất khẩu khí đốt. Ngay cả trước khi giá dầu bắt đầu sụt giảm mạnh trong nửa cuối năm 2014, UAE cho biết đang nghiên cứu những tác động của việc đánh thuế doanh nghiệp. Nhiều dự án hào nhoáng tại UAE hay Dubai bị đình chỉ kể từ khi giá dầu giảm trong năm 2009, trong khi thấp thỏm vào giá dầu thô trên thị trường, vì chi tiêu công bùng nổ. Abu Dhabi ngần ngại trước việc mua về câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng Manchester City.

Dubai cũng do dự chưa muốn xây dựng những hòn đảo nhân tạo, còn Qatar thì chùn tay trước dự định đầu tư vào nhãn hiệu xe hơi sang trọng Porsche. Theo một phân tích của Economics Ltd - Oxford dựa trên nền kinh tế của 45 quốc gia, nếu giá dầu giảm xuống dưới 40 USD/thùng, Nga và Các Tiểu vương quốc Ả rập sẽ chịu tổn thất nhất.

"Tăng thuế như một lựa chọn cuối cùng cho các GCC", chuyên gia phân tích Steffen Dyck tại Moody nhận định. Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng có thể là đích ngắm đầu tiên. Nhưng nếu dầu vẫn tiếp tục mất giá, sẽ có nhiều loại thuế khác được áp đặt và khi đó, GCC sẽ không còn được mệnh danh là "thiên đường" như bao lâu nay.