Một nguyên nhân nữa là việc đồng USD giảm giá khiến việc mua hàng bằng đồng tiền này trở nên hấp dẫn hơn, do đó đã thúc đẩy việc mua dầu và sức cầu từ các thị trường năng lượng khác.
Giá dầu thô Brent tăng 2,39 USD lên mức 72,54 USD/thùng, sau khi đạt mức đỉnh là 72,73 USD trong ngày. Trước đó giá dầu đã từng giảm xuồng mức 67,53 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009. Việc giá dầu Brent tăng 3% là mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ tháng 10/2012.
Giá dầu thô ở Mỹ ngày 1/12 tăng 2,85 USD lên mức 69 USD/thùng, sau khi đã xuống mức 63,72 USD trước đó. Mức tăng 4% trong ngày này là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 4/2012. Giá dầu thô ở Mỹ hiện vẫn tiếp tục tăng, đạt mức 5% lên 69,34 USD.
Theo các dữ liệu của hãng tin Reuters, việc giá dầu thấp đã ảnh hưởng đến sàn lượng dầu thô của Mỹ, với việc sụt giảm 15 % trong việc cấp phép khai thác mới dầu thô. Theo nhà phân tích Eugen Weinberg của Commerzbank, việc giá dầu giảm xuống dưới 70 USD/thùng là điều bất ngờ vì như vậy sẽ khiến các công ty lọc dầu của Mỹ không có lợi nhuận.
Ả Rập Xê Út, nước có tiếng nói nhất trong Hội đồng OPEC, đã ủng hộ việc không tăng sản lượng dầu vì cho rằng giá dầu thấp cuối cùng sẽ tác động đến việc sản xuất dầu tại Mỹ và điều này sẽ ảnh hưởng ngược lại đến giá dầu.