Cận cảnh chợ cua đồng lớn nhất miền Tây

Nước lũ tràn về cũng là lúc người dân ở xã biên giới Vĩnh Hội Đông của huyện đầu nguồn An Phú tất bật mua sắm ngư cụ để đánh bắt thủy sản, trong đó nghề đặt lọp bắt cua đồng là sôi nổi nhất.

Cua đồng ở Vĩnh Hội Đông có quanh năm do ngư dân thuê đồng phía Campuchia để đặt lọp. Ông Võ Thanh Vấn người làm nghề đặt lọp cua đồng ở ấp Vĩnh Hòa, cho biết: "Để đặt được lọp phải thuê đồng bên Campuchia (khoảng 12 triệu đồng/năm). Lượng cua nhiều nhất vào khoảng tháng 8 - 10 âm lịch do nước lũ về nhiều".

Còn theo một người dân đặt lọp cua ở ấp Vĩnh Hòa cho biết: "Với 100 cái lọp mỗi ngày kiếm được từ 20 - 30 kg cua đồng. Với giá các thương lái thu mua tại bến hiện nay giao động từ 13.000 - 20.000 đồng/kg, người dân cũng thu được 200.000 - 400.000 đồng/ngày.

Người đặt lọp di chuyển bằng xuồng máy từ Vĩnh Hội Đông lên đồng Pung Xăng, huyện Brây Chusa (Tà Keo). Đến 16 giờ chiều cũng là lúc hàng chục chiếc xuồng đi bắt cua từ cánh đồng Campuchia trở về. Sau đó, ngư dân mang cua đến chợ để bán lại cho các thương lái.

Hiện nay tại xã Vĩnh Hội Đông có hơn 100 hộ tham gia nghề đặt lọp bắt cua đồng. Trong đó, đa số là sang các cánh đồng Campuchia, số còn lại bắt cua ở một số huyện trong tỉnh như: Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên....

Anh Nguyễn Văn Lên, một tài xế chở cua tại bến sông Vĩnh Hội Đông cho biết: "Cua ở một số huyện và Campuchia chở sang đây. Mỗi ngày từ 20 - 30 tấn cua được mua bán ở đây. Sau đó được vận chuyển lên thành phố, khu vực trong và ngoài tỉnh tiêu thụ".

Khoảng 16 giờ chiều mỗi ngày ngư dân mang cua đến chợ.
Khoảng 16 giờ chiều mỗi ngày ngư dân mang cua đến chợ.
Thông thường mỗi hộ đặt cua bắt được từ 20 - 30kg rồi mang bán lại cho các thương lái.
Thông thường mỗi hộ đặt cua bắt được từ 20 - 30kg rồi mang bán lại cho các thương lái.
Tại chợ cũng có nhiều em nhỏ chưa tới tuổi lao động vẫn phải mưu sinh.
Tại chợ cũng có nhiều em nhỏ chưa tới tuổi lao động vẫn phải mưu sinh.
Tại chợ cũng có nhiều em nhỏ chưa tới tuổi lao động vẫn phải mưu sinh.
Từ các thương lái nhỏ tiếp tục mang đến chợ bán lại cho các thương lái lớn hơn để vận chuyển đến các tỉnh khác
Mỗi ngày tại chợ cua này (cao điểm 9 -10 âm lịch) mua bán từ 20 - 30 tấn cua đồng
Mỗi ngày tại chợ cua này (cao điểm 9 -10 âm lịch) mua bán từ 20 - 30 tấn cua đồng
Giá các thương lái mua tại chợ giao động từ 13.000 - 20.000 đồng.
Giá các thương lái mua tại chợ giao động từ 13.000 - 20.000 đồng.
Giá các thương lái mua tại chợ giao động từ 13.000 - 20.000 đồng.
Nhờ nghề bắt cua đồng mùa lũ đã giúp cho nhiều hộ dân có thu nhập ổn định từ 200.000 - 500.000 đồng/ngày.
Thông thường số cua đồng này được vận chuyển thẳng về TP. Hồ Chí Minh.
Thông thường số cua đồng này được vận chuyển thẳng về TP. Hồ Chí Minh.
Một số hộ thì mua bán tại chỗ với mức giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg
Một số hộ thì mua bán tại chỗ với mức giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg