Công ty dầu quốc doanh khổng lồ của nước này, Saudi Aramco, đang đầu tư 7 tỷ USD vào khí đá phiến được khoan trong nước. Đó là mức nhiều hơn gấp đôi so với những gì công ty đã lên kế hoạch trước đây, theo Financial Times.
Thời điểm đưa ra quyết định cũng là lúc giá dầu giảm mạnh, điều này nhận được sự đồng tình rộng rãi bởi chính quyền Ả Rập Xê Út và được giúp đỡ nhằm cản trở sự tăng trưởng dầu đá phiến ở Mỹ.
Trong khi Ả Rập Xê Út dường như đã có lượng trữ đá phiến cần thiết, những gì họ còn thiếu là lượng nước để "thổi" vào lòng đất nhằm giải phóng dầu và khí đốt trong quá trình được gọi là khe nứt thủy lực (fracking). Theo Bloomberg và Baker Hughes, Ả Rập Xê Út có thể có trữ lượng dầu đá phiến lớn thứ 5 trên thế giới, góp phần làm gia tăng thêm sự giàu có trong khối khoáng sản vốn đã vô cùng to lớn của họ.
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Aramco ông Khalid al-Falih đã loại bỏ một phần chính sách của Saudi trong sự kiện giá dầu sụt giảm trong cuộc nói chuyện tại một cuộc họp sáng thứ Ba, theo Reuters. Dưới đây là những gì ông nói:
"Các thuật toán sẽ cho bạn biết lượng xuất khẩu của chúng tôi ... đang giảm dần, vì vậy lý do cho sự mất cân bằng trên thị trường hoàn toàn không thể thay đổi từ phía Ả Rập Xê Út," giám đốc điều hành Khalid al-Falih cho biết tại một cuộc họp tại Riyadh.
"Tôi sẽ không mạo hiểm để dự đoán về giá dầu nhưng nó sẽ là mức giá mà đạt được với sự cân bằng cung và cầu, và tôi không nghĩ rằng bất cứ ai, bất cứ cá nhân nào có thể biết được về mức giá đó. Sẽ thật ngớ ngẩn nếu tôi làm điều đó."
Ông cũng nói thêm rằng giá dầu có thể là quá cao trước đó nhưng giờ nó đã trở nên "quá thấp đối với tất cả mọi người." Các nhà điều hành phương Tây có thể không đồng ý với điều này.
Fracking bắt đầu với các tranh cãi ở Mỹ, đặc biệt là sau khi bộ tài liệu Gasland cho biết môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng từ quá trình này.
Tại Anh, công nghệ về khai thác đá phiến vẫn còn gây nhiều tranh cãi, và có những nỗ lực chính trị đang diễn ra để ban hành một lệnh cấm đối với tất cả các nỗ lực khai thác.