Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường GfK, trong quý 3/2014, người tiêu dùng Việt Nam đã chi hơn 28.000 tỷ đồng cho việc mua sắm các mặt hàng công nghệ điện tử. Con số này tăng 21% so với cùng kỳ năm 2014 và chỉ đứng thứ 2 sau mức kỷ lục 29.300 tỷ đồng đạt được vào quý 1 năm nay.
Tất cả các nhóm hàng điện tử theo phân loại của GfK đều đạt mức tăng trưởng 2 con số trong quý vừa qua.
Điện thoại – sản phẩm chiếm 44% chi tiêu toàn thị trường – tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của toàn thị trường khi tăng 29% lên 12.180 tỷ đồng.
Nhóm sản phẩm IT, gồm laptop, máy tính để bàn, máy tính bảng đạt doanh số 5,7 nghìn tỷ đồng, tăng 17%. Ngoại trừ sản phẩm máy tính xách tay, tất cả các sản phẩm còn lại đều ghi nhận mức tăng trưởng tốt trong Quí III 2014. Trong đó, máy tính bảng và máy tính để bàn tăng lần lượt là 93.1% và 42%.
Hai nhóm sản phẩm có quy lớn khác là Điện lạnh (tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng…) và Điện tử tiêu dùng (Tivi) có mức tăng thấp hơn, tương ứng tăng 14,5% và 10,8%.
Lũy kế 9 tháng, doanh số toàn ngành công nghệ điện tử Việt Nam đạt 83,9 nghìn tỷ đồng, tăng 23,4% so với cùng kỳ. Trong đó, mặt hàng chủ lực là điện điện thoại đạt 36,1 nghìn tỷ đồng, tăng 33%.
Hai mặt hàng tăng trưởng dưới 10% cũng là 2 ngành có quy mô nhỏ nhất là Máy ảnh và Thiết bị văn phòng.
Nhờ mở rộng thêm quy mô, một số doanh nghiệp điện máy đã có mức tăng trưởng lớn hơn hẳn so với bình quân ngân ngành như doanh thu của Thế giới Di động (bao gồm Thegioididong.com và Dienmay.com) tăng 66%, FPT Shop tăng 78%, Trần Anh tăng 33%...
Trường An