Hái ra tiền nhờ kinh doanh đồ cũ trực tuyến

Yusuke đã trở thành tỷ phú nhờ thành lập chợ đồ cũ trực tuyến, nơi mọi giao dịch về tiền mặt đều diễn ra thông qua một ứng dụng mạng.

Yusuke Mitsumoto bắt đầu bán hàng trên mạng từ năm 1996. Trong suốt quá trình kinh doanh, anh luôn có một băn khoăn: Liệu khách hàng có chịu trả tiền ngay cho hàng hóa đã qua sử dụng trên Internet, nếu không có gì đảm bảo rằng họ sẽ nhận được hàng?

Hái ra tiền nhờ kinh doanh đồ cũ trực tuyến - 1

Doanh nhân Yusuke Mitsumoto

Từ đây, anh sáng lập ứng dụng Stores.jp – phiên bản Nhật của Shopify. Yusuke cho biết: “Dĩ nhiên, tôi tin rằng người tốt nhiều hơn người xấu. Nhưng câu hỏi đặt ra là, số lượng hơn là bao nhiêu. Nếu bạn không thử, bạn chắc chắn sẽ không thể biết câu trả lời”.

Chỉ sau 16 giờ, ứng dụng đã tiếp nhận hàng nghìn đơn hàng, với tổng giá trị lên tới 3,2 triệu USD. Yusuke thậm chí phải đóng cửa dịch vụ vì lo ngại rủi ro. Một ngày sau, từng đoàn xe tải chở quần áo và đồ điện tử bắt đầu được chuyển đến văn phòng nhỏ của anh tại Tokyo. Kết quả thật rõ ràng, cứ 10 người bán thì chỉ có 1 người thất hứa với khách hàng. Điều này khiến Yusuke tin tưởng tuyệt đối rằng kế hoạch sẽ thành công.

Hai tháng sau, anh mở lại ứng dụng, đổi tên là Cash để thu gom hàng, thành lập một chợ đồ cũ trực tuyến. Trung bình một ngày, tổng số hàng được giới hạn ở mức 10 triệu Yên (88.660 USD) với một số mặt hàng cố định như điện thoại thông minh, túi xách cao cấp, đồng hồ, quần áo…Để tham gia giao dịch, khách hàng chỉ cần chụp một bức hình rõ nét về sản phẩm, sau đó, ứng dụng sẽ cập nhật mức giá cụ thể (không thỏa thuận hay mặc cả). Giá này được đặt tự động dựa trên dữ liệu thu thập được từ các thị trường cũ khác.

Được biết, đồ cũ là một thị trường lớn tại Nhật Bản, trị giá 1.600 tỷ Yên (hơn 14 triệu USD).Chính vì vậy, Yusuke hiểu rằng, các đối thủ sẽ sớm ‘nhái’ lại mô hình kinh doanh của mình.

Hái ra tiền nhờ kinh doanh đồ cũ trực tuyến - 2

Giao diện ứng dụng Cash

Nhà sáng lập Cash quyết định đi trước một bước khi nhận được tin nhắn đề nghị mua của tỷ phú Keishi Kameyama – ông chủ đế chế truyền thông và công nghệ DMM.com. Mitsumoto bán công ty cho DMM với giá 7 tỷ Yên (62 triệu USD). Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục quản lý quá trình vận hành kinh doanh của Cash.

Đây được đánh giá là một bước đi khôn ngoan, bởi chỉ sau 1 tuần ký kết hợp đồng, Mercari – công ty khởi nghiệp đầu tiên, được định giá hơn 1 tỷ USD của Nhật Bản cũng ra mắt một dịch vụ tương tự.

“Kinh doanh trên mạng không phải chỉ cần vốn và thiết bị, bạn cần một trực giác nhất định, một cảm quan thiết kế và khả năng để duy trì dịch vụ” – tỷ phú Kameyama nhận định.

Kiếm tiền tỷ bằng nghề kinh doanh đom đóm

Ít ai ngờ loài côn trùng dân dã này lại là có thể tạo ra giá trị thương mại lớn như vậy.