Ngày 15/6/2015, CTCP Đầu tư và phát triển SACOM (mã SAM - HOSE) đã thông báo muốn bán toàn bộ 2 triệu cổ phiếu tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Phố Wall (mã WSS - HNX) từ 18/6 đến 17/7/2015 thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Không chỉ Sacom muốn thoái vốn khỏi cổ đông lớn WSS. Mới đây, WSS cùng một cổ đông lớn khác HFC cũng cho biết muốn thoái toàn bộ vốn khỏi công ty này.
Cụ thể, chỉ sau thông báo của SAM hai ngày, WSS cho biết đã đăng ký bán ra toàn bộ 7,49 triệu cổ phiếu, tương đương 12,61% vốn điều lệ Sacom mà WSS đang nắm giữ. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 22/6 đến 21/7/2015.
Không chỉ riêng WSS, một cổ đông khác "gắn bó" với SAM kể từ khi Tập đoàn Viễn thông Việt Nam (VNPT) thoái vốn là CTCP Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu HFC Việt Nam (HFC) cũng "dứt áo ra đi" nếu bán được toàn bộ hơn 4 triệu cổ phiếu SAM đã đăng ký bán.
Cơ cấu cổ đông của DNNY lâu đời nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam đã có những biến động liên tục kể từ sau khi VNPT thoái vốn khỏi công ty này.
Cùng với sự thay đổi về cơ cấu cổ đông, HĐQT nhiệm kỳ 2015- 2020 cũng đã có biến động lớn. Ông Nguyễn Đình Tú, Chủ tịch HĐQT của WSS nay cũng đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của SAM.
Ông Nguyễn Đình Tú tham gia vào HĐQT và bổ nhiệm vị trí Chủ tịch từ ngày 3/12/2014. Khi đó, ông Tú tham gia HĐQT của Sacom là do nhóm cổ đông HFC Việt Nam đề cử. Sau đó, từ 23/12/2015, WSS mới chính thức trở thành cổ đông lớn sau khi mua thêm 12,58 triệu cổ phiếu SAM.
Việc hai cổ đông đồng loạt bán một số lượng lớn lên tới 21,4 triệu cổ phiếu SAM trong thời gian tới sẽ tạo áp lực cung lớn cho cổ phiếu này. Kể từ sau khi VNPT thoái vốn, cơ cấu cổ đông của SAM biến động khá nhiều sau những giao dịch khối lượng lớn của các cổ đông.
Sẽ cần thêm thời gian để biết được gương mặt cổ đông mới nào sẽ sẽ xuất hiện, tiếp quản phần vốn mà HFC Việt Nam và WSS thoái trong trường hợp giao dịch thành công.