VN-Index giảm gần 6 điểm, thủng mốc 590

(NDH) Các cổ phiếu trụ cột trên sàn HOSE đồng loạt giảm giá và khiến chỉ số VN-Index lao dốc. Thanh khoản thị trường đạt hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đạt hơn 680 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 588,35 điểm, giảm 5,90 điểm (-0,99%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 162,36 triệu đơn vị, trị giá 2.888,96 tỷ đồng. Toàn sàn có 69 mã tăng, 147 mã giảm và 90 mã đứng giá.

Cuối phiên giao dịch, lực bất ngờ tăng mạnh, nhiều cổ phiếu trụ cột như GAS, VIC, VNM, VCB, BVH, MSN… đã đồng loạt giảm giá và kéo chỉ số VN-Index xuống gần 6 điểm. Trong đó, GAS và VNM đều giảm 2.000 đồng xuống 101.000 đồng/CP. VCB giảm 400 đồng xuống 26.600 đồng/CP. SSI giảm 200 đồng xuống 30.100 đồng/CP và khớp lệnh gần 5,2 triệu đơn vị.

Chiều ngược lại, STB, STB, KDC và EIB là những mã cố phiếu lớn hiếm hoi còn duy trì được sắc xanh. Trong đó, nhờ tin mua lại 20 triệu cổ phiếu quỹ, KDC đã tăng 1.500 đồng lên 56.000 đồng/CP.

Trong khi đó, giao dịch trên sàn HOSE vẫn tập trung mạnh vào các cổ phiếu như FLC, VHG, KBC, ITA… Đáng chú ý, mã FLC đi ngược thị trường khi tăng 300 đồng lên 12.300 đồng/CP và khớp lệnh tới trên 30 triệu đơn vị.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 89,64 điểm, giảm 0,61 điểm (-0,67%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 79,8 triệu đơn vị, trị giá 1.188,52 tỷ đồng. Toàn sàn có 73 mã tăng, 118 mã giảm và 176 mã đứng giá.

Phiên hôm nay, trong nhóm HNX-30 chỉ có 3 mã tăng giá là HMH, KLF và PLC. Đáng chú ý, mã KLF tăng 700 đồng lên 16.000 đồng/CP và tiếp tục khớp lệnh tới hơn 27,6 triệu đơn vị.

Trong khi đó, sắc đỏ đã bao trùm lên các cổ phiếu có tính dẫn dắt như ACB, SHS, VCG, VND, PVS, KLS… Khép phiên giao dịch, PVX giảm 100 đồng xuống 6.100 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 6,7 triệu đơn vị.

Mã NBB được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 263.340 đơn vị. Hiện NBB đứng ở mức giá 20.400 đồng/cp (-1,0%), tổng khối lượng giao dịch đạt 117.090 đơn vị. Các mã tiếp theo là KBC (201.980 đơn vị), PVX (200.000 đơn vị), JVC (168.000 đơn vị), VSH (133.400 đơn vị).

~~~

Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 594,26 điểm, tăng 0,01 điểm (0,00%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 94,3 triệu đơn vị, trị giá 1.612,23 tỷ đồng. Toàn sàn có 64 mã tăng, 101 mã giảm và 141 mã đứng giá.

Phiên sáng nay, các cổ phiếu lớn trên sàn HOSE phân hóa khá mạnh và khiến chỉ số VN-Index giằng co liên tục quanh mốc tham chiếu. Một số cổ phiếu như MSN, STB, KDC, BVH, FPT… đã tăng giá nhẹ và góp phần giúp chỉ số VN-Index kết thúc phiên sáng trong sắc xanh. Đáng chú ý, được gom khá mạnh sau thông tin sẽ mua lại 20 triệu cổ phiếu quỹ, tuy nhiên, lực bán có phần tăng mạnh đã khiến mã này kết thúc phiên sáng chỉ còn tăng 1.000 đồng lên 55.500 đồng/CP.

Đáng chú ý, mã EIB tăng nhẹ 100 đồng lên 11.600 đồng/CP và có thỏa thuận 24,1 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 279,56 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, VNM đứng giá tham chiếu và cũng thỏa thuận được hơn 1,7 triệu cổ phiếu, trị giá trên 169 tỷ đồng.

Trong khi đó, các cổ phiếu vừa và nhỏ như FLC, VHG, HQC, OGC… vẫn hút được dòng tiền khá tốt. Khép phiên sáng, FLC tăng nhẹ 100 đồng lên 12.100 đồng/CP và khớp lệnh gần 14 triệu đơn vị.

Mã PET tăng mạnh 900 đồng lên 24.400 đồng/CP và khớp lệnh hơn 2,7 triệu đơn vị. Được biết, PetroVietnam đã đăng ký bán 6,98 triệu cổ phần PET để tái cơ cấu các khoản đầu tư theo Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2012-2015.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 89,64 điểm, giảm 0,61 điểm (-0,67%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 40 triệu đơn vị, trị giá 581,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 51 mã tăng, 110 mã giảm và 206 mã đứng giá.

Đa số các cổ phiếu có tính dẫn dắt trên sàn HNX như PVS, VCG, PVC, BVS, KLF, PGS… đã đồng loạt giảm giá. Trong đó, KLF giảm 400 đồng xuống 14.900 đồng/CP và tiếp tục khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt trên 11,5 triệu đơn vị (chiếm gần 29%) tổng khối lượng giao dịch toàn sàn HNX.

Mã JVC được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 155.000 đơn vị (chiếm 23,9% tổng khối lượng giao dịch). Hiện JVC đứng ở mức giá 16.700 đồng/cp (-1,8%), tổng khối lượng giao dịch đạt 648.800 đơn vị. Các mã tiếp theo là HPG (58.000 đơn vị), PVD (41.900 đơn vị), KBC (36.830 đơn vị), HDG (33.800 đơn vị).

~~~

Phiên hôm qua (18/11), xuất hiện tin đồn dòng tiền cho vay đầu tư chứng khoán từ phía các ngân hàng có nguy cơ nhỏ lại. Tin đồn này đã ảnh hưởng khá tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư.

Tuy nhiên, theo báo ĐTCK sáng nay đưa tin cho thấy, chưa có văn bản nào siết margin như tin đồn tính đến thời điểm này. Tuy nhiên, ý định quản dòng vốn tín dụng từ các ngân hàng vào chứng khoán, nhất là các ngân hàng có nợ xấu lớn là có, nhưng đó không phải là câu chuyện đáng ngại với nhà đầu tư chứng khoán.

Đợt 1, thị trường xác định giá mở cửa cho VN-Index tại mức 594,88 điểm, tăng 0,63 điểm (+0,11%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 6,56 triệu đơn vị, trị giá 246,67 tỷ đồng.

Đa số các cổ phiếu lớn trên sàn HOSE như VNM, STB, SSI, MSN, MBB, HAG… chỉ đang đứng ở mức giá tham chiếu. Trong khi đó, một số cổ phiếu là VCB, KDC, GAS, FPT… đã tăng giá và kéo chỉ số VN-Index lên trên mốc tham chiếu.

Đáng chú ý, sau thông tin sẽ mua lại 20 triệu cổ phiếu quỹ, mã KDC đang tăng mạnh 1.500 đồng lên 56.000 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, mã QBS tiếp tục được kéo lên mức giá trần và khối lượng khớp lệnh tăng vọt lên hơn 1,3 triệu đơn vị và vẫn trắng bên bán.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 90,05 điểm, giảm 0,20 điểm (-0,22%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 5 triệu đơn vị, trị giá 70,8 tỷ đồng.

Sắc đỏ trong nhóm HNX-30 vẫn chiếm ưu thế, các cổ phiếu như VGS, SHS, PVS, KLF, NTP, BVS… tiếp tục giảm giá và kéo chỉ số HNX-Index xuống dưới mốc tham chiếu. KLF tiếp tục là cổ phiếu có giao dịch mạnh nhất sàn HNX, với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 2 triệu đơn vị. Hiện tại, KLF đang giảm 300 đồng xuống 15.000 đồng/CP.

Sự kiện đáng chú ý ngày 19/11

DAE: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 16%.

SFI: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 20%.

SMT: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2013 bằng tiền mặt (tỷ lệ 12%) và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 10:3).