Cuộc họp FOMC diễn ra vào ngày 16-17/9 đang làm nóng dần các tranh cãi xung quanh việc liệu FED có nâng lãi suất lần đầu trong nhiều năm qua kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Từ phía các nhà đầu tư (chứng khoán, hàng hóa…) thì vẫn đang kỳ voṇg vào sự trì hoãn.
Tuy nhiên, đứng trước 2 lựa chọn: Thứ nhất là nâng lãi suất dần “ném đá dò đường” để cùng nhịp với nền kinh tế hay. Thứ hai, việc trì hoãn nâng lãi suất và sẽ nâng mạnh hơn vào các kỳ sau, khả năng cao là các nhà hoạch định chính sách (không chỉ từ FED) sẽ sẵn sàng chấp nhận phương án 1 hơn. Nên hiểu việc FED nâng lãi suất là điều chắc chắn sẽ diễn ra, nếu không phải kỳ tháng 9/2015 thìcũng sẽ rất nhanh chóng xảy ra trong các kỳ sau do các điều kiện chính là tăng trưởng và lao động đang thắng thế yếu tố lạm phát và bất ổn kinh tế Trung Quốc.
FED tăng lãi suất có thực sự đáng sợ
Điều khá ngạc nhiên là trong các chu kỳ tăng lãi suất của FED từ 1983 đến nay 5/6 lầnđa số các kênh đầu tư đều thu được lợi suất dương. Hiệu ứng ngược diễn ra khi sự kỳ vọng về lãi suất tăng đã dần phản ánh vào các tài sản trước đó. So với những thị trường chứng khoán khu vực, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam khá nhỏ và không thu hút được nhiều dòng vốn quốc tế rẻ từ các chính sách nới lỏng định lượng của FED từ 2008 đến 2015.
Do vậy trong các ”khoảng trống QE” quy mô rút dòng vốn khi kết thúc QE3 không lớn và mức độ ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam ít hơn khá nhiều so với các TTCK ASEAN.
VN-Index có thể giảm dưới 5% nếu FED tăng lãi suất
Việc FED nâng lãi suất là điều chắc chắn sẽ diễn ra, nếu không phải kỳ tháng 9/2015 thì cũng sẽ rất nhanh chóng xảy ra trong các kỳ sau. Do vậy cần chuẩn bị cho trường hợp NĐT ít mong đợi nhất là FED nâng lãi suất ngay ngay 17/09/2015. Điều cần xác định là liệu khi FED công bố nâng lãi suất thì TTCK Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào.
Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng thay vì dự báo các yếu tố vốn rất khó lượng hóa như quy mô, tầm ảnh hưởng đến diễn biến của thị trường thế giới mà BSC có rất ít sự hiểu biết; thì việc khảo sát dữ liệu lịch sử và phản ứng của thị trường đưa chúng ta tới gần hơn các yếu tố có thể lượng hóa; Bên cạnh đó, dòng tiền khối ngoại và diễn biến giao dịch của TTCK và các ngành trong các thời gian FED thực thi hoặc thay đổi chính sách.
Trên cơ sở khảo sát dữ liêụ từ lịch sử tăng lãi suất của FED, TTCK ASEAN từ 2008 đến 2015, phản ứng và mức độ ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK VN; cũng như các nhóm ngành qua mỗi đợt FED thay đổi chính sách; BSC nhận định nếu FED tăng lãi suất thì khối ngoại nhiều khả năng sẽ bán ròng khi có thông tin chính thức. Tuy nhiên quy mô sẽ không lớn, tương đương các lần cắt giảm QE3, trung bình khoảng 2 triệu USD/phiên. Hoạt động bán ra của khối ngoại tập trung từ 1 - 3 tuần.
Bên cạnh đó, thị trường thường có mức điều chỉnh khá mạnh ngay khi FED điều chỉnh chỉnh sách. Quy mô điều chỉnh của chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ tương tự các đợt giảm/chấm dứt QE, trung bình giảm thấp hơn 5%.