Trong khi đó, hợp đồng với một đối lớn nhất mà Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor) từng có được lại đang đến hồi "đáo hạn" - đó là hợp đồng chuyển giao công nghệ với ông lớn trong ngành ôtô thế giới - Huyndai Motor.
Xe buýt, một trong những sản phẩm mà Vinamotor chiếm được thị phần chính ở trong nước |
Mối lương duyên này bắt đầu từ năm 2000. Theo đó, đối tác đến từ Hàn Quốc đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất, lắp ráp đồng thời cho phép Vinamotor phân phối tại thị trường Việt Nam đối với dòng xe khách và xe tải nhẹ. Cùng với đó là các hợp đồng công nghệ được ký kết cho phép doanh nghiệp Việt Nam được sử dụng các loại khung gầm Hyundai để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm xe khách, xe buýt.
Nhờ vậy mà Nhà máy ôtô Đồng Vàng 1 của Tổng công ty là một thương hiệu hiếm hoi của ngành ôtô thuộc quốc doanh đứng vững trên thị trường. Trong khi tỷ kệ nội địa hóa của ngành công nghiệp ôtô tính chung cả nước vẫn chỉ mức trên dưới 10% thì con số này của riêng Vinamotor cao gấp 4 lần.
Thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy trong dòng xe khách, sản lượng mang thương hiệu Hyundai - Vinamotor đang chiếm trên 50% thị phần.
Thế nhưng một nguồn tin từ doanh nghiệp này cho hay, hợp đồng chuyển giao công nghệ hết năm nay sẽ chấm dứt, đang là thách thức không nhỏ với tổng công ty. Ngay trước thời điểm cổ phần hóa, doanh số 6 tháng cuối năm 2013 đã bị công ty "xin ghi nợ" trong bản cáo bạch gửi đến các nhà đầu tư. Lý do theo đại diện ban chỉ đạo cổ phần hóa công ty mẹ khi đó đưa ra là nguồn cung linh kiện chính của dòng xe chủ lực này là khung gầm từ đối tác Hàn Quốc bị gián đoạn.
Dù hợp đồng chuyển giao công nghệ đang bước vào giai đoạn cuối, tỷ lệ nội địa hóa đã được nâng cao song chặng đường làm chủ công nghệ sản xuất ôtô của tổng công ty này còn lắm gian nan.
Trao đổi với VnExpress về việc chấm dứt hợp đồng chuyển giao công nghệ, Phó tổng giám đốc Vinamotor Nguyễn Lương Ngọc lại tỏ ra khá tự tin về khả năng gia hạn hợp đồng trong thời gian tới. "Không chỉ với Hyundai mà chúng tôi còn nhận được những sự quan tâm từ một số đối tác ngoại khác", ông Ngọc nói.
Tuy nhiên, theo vị này, điều doanh nghiệp kỳ vọng hơn ở các hãng xe nước ngoài không chỉ trở thành đối tác cung cấp linh kiện mà làm sao để họ trở thành nhà đầu tư chiến lược, gắn bó lâu dài với Vinamotor, nhất là trong giai đoạn doanh nghiệp đã bước sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Hiện một số đối tác nước ngoài đang hợp tác với Tổng công ty chủ yếu qua hình thức liên danh mở nhà máy. Trong đợt chào bán cổ phần lần đầu hồi tháng 3 vừa qua, dù tham vọng bán ra trên 51% cổ phần vốn Nhà nước nhưng tổng công ty có vốn điều lệ 1.000 tỷ này đã thất bại, chỉ bán chưa đến 10% số dự kiến.