Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa đồng ý thoái vốn của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) tại cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn xuống còn 20% vốn điểu lệ của 2 cảng, dự kiến sẽ thực hiện đấu giá trọn lô.
Đây là cơ hội lớn để Tập đoàn Vingroup thực hiện mong ước trước đây là mua 80% cổ phần hai cảng lón nhất cả nuớc.
Đối với các cảng, biển trực thuộc Vinalines đã cổ phần hóa, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh tỷ lệ cổ phần của Vinalines nắm giữ tại các cảng biển trực thuộc sau cổ phần hóa, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 9/2015. Việc thoái vốn của Vinalines tại 2 cảng Hải Phòng và Sài Gòn, dự kiến sẽ thục hiện đấu giả trọn lô theo Quyết định 41/2015/QĐ-TTg của Thủ tuóng Chính phủ, có hiệu lục từ 15/9/2015.
Hiện Vinalines đang sở hữu 94,68% vốn điều lệ cảng Hải Phòng (3.269,6 tỷ đồng), 1 tổ chức trong nước nắm giữ 0,45%, còn lại là các cá nhân trong nước.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý cho Vinalines bán 19,68% cổ phần cảng Hải Phòng cho nhà đầu tư nước ngoài là CTCP Đầu tư Việt Nam—Oman (VOI). Như vậy, sau khi bán cho VOI, Vinalines sẽ phải thoái tiếp 55% (tưong ứng 179,828 triệu CP) để giảm sở hũu từ 75% xuống còn 20% theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
Theo phương án đã được phê duyệt, vốn điều lệ của cảng Sài Gòn sau cổ phần hóa là 2.162 tỷ đồng (tương ứng 216,2 triệu CP) với tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước (Vinalines) là 64%, lượng đã đấu công khai thành công là 35,7 triệu CP (chiếm 16,51%), hai nhà đầu tư chiến lược (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng và Vietinbank) sở hũu 16,51% sau khi trúng đấu giá 35,7 triệu CP với giá bình quân 11.514 đ/CP ngày 28/8/2015, 2,98% còn lại chào bàn uu đãi cho CBCNV và công đoàn.
Như vậy, theo kết luận của Thủ tướng, Vinalines sẽ phải thoái 44% cổ phần (tương ứng 95,128 triệu CP) tại cảng Sài Gòn để giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 20%.
Theo chuyên gia, việc đấu giá cổ phần khủng trọn lô của Vinalines tại 2 cảng lớn nhất nước sẽ có sức hút rất mạnh đối với Tập đoàn Vingroup tham gia trở lại với chiến lược nắm giữ CP chi phối nhằm tái cơ cấu toàn diện 2 cảng này. Cách đây 4 tháng, Tập đoàn Vingroup đã đề nghị mua 80% cổ phần cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn, nhưng khi đó Thủ tuóng Chính phủ chưa quyết định thoái vốn nhà nước tại 2 cảng này xuống còn 20%, nên không có cơ hội. Nay, Tập đoàn Vingroup hoàn toàn có thể tham gia đấu giá trọn lô để sở hữu 55% cảng Hải Phòng và 44% cảng Sài Gòn.
Riêng đối với cảng Sài Gòn, theo phân tích của một chuyên gia bất động sản, ngoài mục đích nắm giữ cổ phần chi phối nhăm tái cơ cấu toàn diện cảng Sài Gòn, Tập đoàn Vingroup còn có tham vọng rất lớn là đầu tư vào Khu bờ Tây sông Sài Gòn, bằng việc đầu tư vào 3 khu vục lớn nhất, đẹp nhất và đắc địa nhất là Tân Cảng, khu vực Ba Son và khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội thuộc cảng Sài Gòn, để đến năm 2020, sẽ là chủ sở hữu gần hết Khu bờ Tây sông Sài Gòn và xây dựng khu này thành khu vực sầm uất nhất Tp.HCM.
Theo quy hoạch Khu Trung tâm hiện hữu Tp.HCM (930 ha) đã được phê duyệt quy hoạch 1/2000 vào năm 2013, Khu bờ Tây sông Sài Gòn nằm dọc sông Sài Gòn trải dài từ cầu Sài Gòn đến Tân Cảng, Saigon Pearl, Ba Son, Công viên Bạch đằng, cầu Tân Thuận và cảng Sài Gòn.
Hiện nay, khu vục Tân cảng đang là đại công trường với dự án khủng, vốn 30.000 tỷ đồng của Tập đoàn Vingroup, Khu phức hợp Saigon Pearl đang thi công giai đoạn 2, Ba Son chuẩn bị di dời.
Theo quy hoạch của ƯBND Tp.HCM, sau khi các cảng trong khu vực nội thành rời đi, khu đất Nhà máy đóng tàu Ba Son sẽ được chuyển đổi thành khu trung tâm phức hợp Sài Gòn-Ba Son, với chức năng là trung tâm tài chính, văn phòng, khách sạn cao cấp. Khu cảng Nhà Rồng-Khánh Hội, cảng hành khách tàu biển thuộc cảng Sài Gòn năm dọc sông Sài Gòn sẽ được di dời, chuyển đổi công năng, dự kiến hoàn thành trong năm 2018.
Trong tương lai 3-5 tới, khu đất tại cảng Nhà Rồng-Khánh Hội (diện tích 91.215 m2) sẽ thục sự trở thành một dải đất vàng do có vị trí rất đẹp khi nằm sát trung tâm thành phố và đã được quy hoạch trở thành khu dịch vụ, thương mại, nhà ở, giải trí, văn hóa, y tế, giáo dục.
Việc cầu Thủ Thiêm 3 dự kiến được xây dựng với vị trí cầu bắt đầu từ đường Tôn Đản (Q.4), băng qua đường Nguyễn Tất Thành và vượt sông Sài Gòn để nối với Khu đô thị mói Thủ Thiêm (Q.2) sẽ càng gia tăng giá trị cho khu Nhà Rồng-Khánh Hội.