Với Myanmar, Thứ trưởng Bộ Tài chính Maung Maung Thein mới đây tuyên bố nước này sẽ khai trương Sở Giao dịch Chứng khoán Yangon vào thứ Tư (9/12) tới.
Ông Maung Maung Thein nói rằng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể lớn hơn thị trường Myanmar về mặt con số, nhưng kinh nghiệm của 2 nước không khác nhau nhiều, và theo tính toán của chuyên gia kinh tế thì thị trường Myanmar có thể sẽ bắt kịp Việt Nam trong vòng 3 năm.
Có vẻ đây là một tuyên bố hơi ngạo mạn, vì Sở Giao dịch chứng khoán Yangon dự kiến sẽ có 6-7 công ty niêm yết ban đầu, trong khi Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM hiện đã có 348 công ty niêm yết.
Tuy nhiên, tác giả bài báo Peter Kohli cho rằng câu chuyện chính ở đây là cơ chế dân chủ của Myanmar sẽ giúp thị trường này phát triển nhanh.
Myanmar dự kiến sẽ chứng kiến sự bùng nổ về kinh tế, với việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán tăng trưởng GDP của nước này sẽ đạt mức 8,5% cho cả năm 2015 và 2016. Và với 50 năm năng lượng kìm nén, có thể vị thứ trưởng tài chính này sẽ dự đoán đúng.
Với Việt Nam, tác giả cho rằng mặc dù nền kinh tế đã rất mở, nhưng vẫn còn hơi hướng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung và doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo.
Chuyên gia Trinh Nguyễn đã giải thích trong một bài báo trên trang Nikkei Asia Review rằng: “Nếu nhìn vào hoạt động kinh tế tích cực của Việt Nam, một số người cho rằng Việt Nam nên được xếp hạng cao hơn nữa. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn sẽ thấy kinh tế Việt Nam đang đứng trên một nền tảng không vững chắc. Mặc dù có những cải cách, ngành ngân hàng vẫn đặt ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự hạn chế đối với tiếp cận tín dụng. Trong khi triển vọng ngắn hạn đang cải thiện mà không có một sự cải tổ lớn - đặc biệt là đối với hệ thống ngân hàng - triển vọng trung hạn dường như vẫn kém".
Vậy Việt Nam phải làm gì để vượt qua thách thức này? Tác giả Peter Kohli cho rằng câu trả lời rất đơn giản, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói: Tự do hóa nền kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước phải đẩy nhanh cổ phần hóa để thúc đẩy hơn nữa đầu tư nước ngoài. Mặc dù tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được nâng lên hoặc dỡ bỏ, nhưng vẫn còn nhiều thứ phải làm.
Tác giả Peter Kohli cho rằng, nếu đầu tư vào Myanmar hay Việt Nam, không nên đầu tư ngắn hạn.