Thị trường vắng bóng thanh khoản, cổ phiếu ngân hàng dầu khí đua nhau giảm

Thị trường vắng bóng thanh khoản, cổ phiếu ngân hàng dầu khí đua nhau giảm

(NDH) Giao dịch trong phiên sáng nay tiếp tục diễn ra rất ảm đạm, dòng tiền đang đứng ngoài thị trường và chưa có dấu hiệu quay trở lại.

Về cuối phiên sáng, các cổ phiếu ngân hàng trên thị trường như BID, VCB, STB, MBB, EIB, ACB… đã đồng loạt giảm giá và dây áp lực rất lớn đến hai chỉ số. Khép phiên sáng, CTG giảm 200 đồng xuống 20.100 đồng/CP. MBB giảm 200 đồng xuống 15.000 đồng/CP. ACB giảm 200 đồng xuống 19.500 đồng/CP.

Trong khi đó, diễn biến gia dầu thế giới đang có phần tiêu cực cũng đã khiến các cổ phiếu dầu khí như GAS, PVD, PVS, PVC… đều lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Phiên sáng nay, GAS giảm 500 đồng xuống 47.000 đồng/CP. PVD giảm 400 đồng xuống 34.700 đồng/CP.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu lớn khác như VIC, MSN, SSI… cũng đều chìm trong sắc đỏ.

Chiều ngược lại, một số cổ phiếu như BVH, VNM, KDC, AAA… vẫn duy trì được sắc xanh và giúp hai chỉ số không giảm quá sâu. Trong đó, BVH tăng 300 đồng len 47.300 đồng/CP. VNM tăng 1.000 đồng lên 102.000 đồng/CP.

Giao dịch trong phiên sáng nay tiếp tục diễn ra rất ảm đạm, dòng tiền đang đứng ngoài thị trường và chưa có dấu hiệu quay trở lại.

FLC đứng giá tham chiếu và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 2 triệu đơn vị. Đáng chú ý, trên sàn HNX phiên sáng chỉ có duy nhất mã KLF khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị. Khép phiên sáng, KLF giảm 100 đồng xuống 4.400 đồng/CP.

Chỉ số VN-Index phiên sáng giảm 2,49 điểm (-0,44%) xuống 567,89 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 37,3 triệu cổ phiếu, trị giá gần 681 tỷ đồng.

Tương tự, chỉ số HNX-Index giảm 0,3 điểm (-0,39%) xuống 78,37 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 14,7 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 167,9 tỷ đồng.


Thị trường trước khi bước vào phiên giao dịch đầu tuần đón nhận thông tin Ngân hàng Nhà nước đưa mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi USD của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) về 0%/năm; mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân là 0,25%/năm.

Thông tin trên được cho là sẽ giúp áp lực tỷ giá USD/VND sẽ không còn căng thẳng và VND có thể sẽ lên giá so với USD, nếu điều này xảy ra, các doanh nghiệp nhập khẩu trên thị trường có thể nhận được những tác động tích cực, trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có đôi chút bất lợi do VND mạnh lên.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, tỷ giá USD được hầu hết các ngân hàng giữ nguyên so cuối tuần trước, sau động thái điều chỉnh lãi suất tiền gửi USD của tổ chức về 0% và với cá nhân về tối đa 0,25%/năm.

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới, các cổ phiếu thuộc nhóm ngành xuất khẩu như HVG, TCM, TNG… đều đồng loạt tăng giá. Trong đó, TCM tăng 500 đồng lên 38.000 đồng/CP. HVG tăng mạnh 500 đồng lên 17.500 đồng/CP. TNG tăng 500 đồng lên 27.600 đồng/CP.

Trong khi đó, các cổ phiếu lớn trên thị trường đang phân hóa mạnh và giao dịch không thực sự mạnh. Hiện giờ, các mã như VNM, MSN, BVH, GAS, PVD, PVS… đã nhích nhẹ lên trên mốc tham chiếu và kéo hai chỉ số tăng điểm nhẹ.

GAS đang tăng 300 đồng lên 47.800 đồng/CP. VNM tăng 1.000 đồng lên 102.000 đồng/CP. BVH tăng 700 đồng lên 47.700 đồng/CP.

Chiều ngược lại, các cổ phiếu ngành ngân hàng như BID, VCB, EIB, ACB… đã đồng loạt giảm giá và đang gây áp lực khá lớn lên hai chỉ số.

Giao dịch trên thị trường đang diễn ra khá ảm đạm, sau 30 phút giao dịch vẫn chưa có mã nào khớp lệnh được trên 1 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, ngay từ đầu phiên giao dịch, DQC đã có thỏa thuận hơn 1,1 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị là 73,58 tỷ đồng.

Sau 30 phút giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 0,18 điểm (0,21%) lên 571,56 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 8 triệu cổ phiếu, trị giá trên 184 tỷ đồng.

Tương tự, chỉ số HNX-Index tăng 0,33 điểm (0,42%) lên 79 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 29 tỷ đồng.

Những tin tức tốt/xấu đan xen khiến cho thị trường hiện vẫn nằm trong vùng tích lũy với thanh khoản cô đọng. VCBS kỳ vọng rằng xu hướng thị trường có thể sẽ rõ ràng hơn trong thời gian tới. Nhà đầu tư nên theo dõi sát sao các diễn biến của thị trường để có thể đưa ra quyết định kịp thời và tìm kiếm các cổ phiếu tiềm năng, chuẩn bị cho những đợt “sóng” mới.

Sự kiện đáng chú ý ngày 28/9/2015

AAA: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:25.

B82: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.

CTS: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:6.

GMX: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.

HAH: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 20%.

HTV: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt (tỷ lệ 10%), trả cổ tức năm 2013 bằng cổ phiếu (tỷ lệ 10:1) và trả cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 5:1).

KSA: Ngày GD không hưởng quyền thực hiện quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 2:3.

SD5: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 18%.